Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Quả tim được nuôi dưỡng nhờ hệ thống động mạch vành, một lý do nào đó hệ thống này không thực hiện được chức năng của mình, một vùng cơ tim không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử gọi là nhồi máu cơ tim (NMCT).
Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương...
Theo Đông y, trĩ là bệnh phát sinh ngoài giang môn – đa phần bệnh nhân có ứ tích nhiệt thấp, ăn đồ cay nóng nhiều, kéo dài, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu thông, hoặc do đại tiện táo. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều hoặc người bị lỵ kéo dài, trọc khí ứ, huyết khu trú ở giang môn.
Do quan niệm "thập nhân cửu trĩ" (mười người thì 9 người bị trĩ) nên kho tàng kinh nghiệm chữa trĩ của Đông Y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này.
Đông y gọi đau mắt đỏ là "Xích nhãn" hay "Hoả nhãn". Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.
Đây là bệnh chứng thường gặp ở những người từ lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước.
Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não...
Khí công là sự tổng hợp một số phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh của người xưa, qua sơ bộ chỉnh lý, nâng cao đã trở thành phương pháp tự ôn luyện để giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh.
Mai hoa châm là kích thích nông bằng một chùm kim lên mặt da vùng huyệt. Trong Linh khu kinh, Thiên quan kim thì thế kỷ 3-5 trước công nguyên đã đề cập đến mai hoa châm.
Châm tai, châm mặt, châm mũi, châm đầu, châm tay và châm chân đều là trên cơ sở kế thừa Y học cổ truyền mà phát triển ra, là phương pháp mới dựa vào các bộ vị tương ứng châm để điều trị nhiều bệnh. Các loại phương pháp này đã vượt xa ứng dụng đơn thuần trước kia về châm cứu chữa bệnh và về phạm vi xem xét các bộ vi khác nhau phát triển ra điểm kích thích và điểm phản ứng đặc biệt khiến cho phương pháp chữa bệnh châm cứu có nội dung phong phú.
Châm tê là phương pháp dùng kim châm vào một huyệt để nâng cao ngưỡng đau, giúp người bệnh có thể chịu đựng được cuộc mổ trong trạng thái tỉnh. Cảm giác sợ, nóng, lạnh hầu như không thay đổi, chỉ có cảm giác đau giảm xuống rõ rệt hoặc hết.
“Châm cứu thực hành”, chuyên về vấn đề chẩn đoán và trị bệnh bằng châm cứu. Tuy nhiên, trong một số “ca bệnh” nhất định nào đó, việc cho uống thuốc song song với châm cứu là một việc làm hợp lý. Hơn nữa trong quyển “Thái ất thần châm cứu” tác giả Lưu Khiết Thanh đã có cho chữa song song với châm cứu bằng những “cổ phương thang” gia giảm. Để giúp cho bạn đọc có những “cổ phương” nguyên trạng trong việc nghiên cứu xa hơn, xin trình bày lại các cổ phương tương ứng có nhắc đến trong danh sách.
Các chứng ngoại cảm Phong hàn như: lục dâm tà khí còn ở tại biểu như phát nhiệt ố hàn, đầu thống, cổ chứng, lưng lạnh, thắt lưng đau, cột sống cứng, đau nhức toàn thân, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn; lại như chứng ngoại cảm Phong nhiệt như: phát nhiệt mà không ố hàn, đầu thống tự hạn, miệng khát muốn uống nước, rêu lưỡi màu vàng nhạt hoặc sẫm, mạch phù sác. Các chứng trên đây nên dùng nhóm huyệt trên rồi tùy nghi gia giảm để trị.
Như đã trình bày, muốn điều trị tốt phải chẩn đoán tốt, đó là điều cốt yếu trong trị liệu. Nhưng cũng có khi chẩn đoán tốt mà điều trị cũng không công hiệu thường là do mấy nguyên nhân sau: