Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Nhĩ châm

GIỚI THIỆU

Châm tai, châm mặt, châm mũi, châm đầu, châm tay và châm chân đều là trên cơ sở kế thừa Y học cổ truyền mà phát triển ra, là phương pháp mới dựa vào các bộ vị tương ứng châm để điều trị nhiều bệnh. Các loại phương pháp này đã vượt xa ứng dụng đơn thuần trước kia về châm cứu chữa bệnh và về phạm vi xem xét các bộ vi khác nhau phát triển ra điểm kích thích và điểm phản ứng đặc biệt khiến cho phương pháp chữa bệnh châm cứu có nội dung phong phú. Các loại phương pháp này trên lâm sàng có thể phân biệt chọn dùng, cũng có thể cùng với phương pháp châm cứu phối hợp ứng dụng.

Phương pháp chữa bệnh châm tai là phương pháp thăm dò điểm phản ứng trên loa tai tiến hành kích thích châm chích để chữa bệnh. Nó có ưu điểm thích ứng chữa bệnh rộng, thao tác thuận lợi, tác dụng phụ ít, có hiệu quả kinh tế, thích hợp ứng dụng ở vùng nông thôn, miền núi và ngoài trận địa.

Lịch sử dùng bộ phận tai để chữa bệnh trong nền y học cổ truyền đã có từ lâu đời. Từ sau công nguyên có lấy huyệt ở tai điều trị bệnh da vàng (như da ngựa) và dịch tả do nóng lạnh; lấy "như thượng phát tế" chữa bệnh khí độc "cứu dương duy" chữa bệnh ù tai hoa mắt. Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền cách châm loa tai để chữa bệnh mắt đỏ, châm tai sau để chưa bệnh viêm họng, kéo thùy tai để chữa cho trẻ em chứng bệnh kinh phong, đốt bấc đèn trên tai để chữa bệnh mờ mắt. Bởi vậy ứng dụng phép châm loa tai đã có lịch sử lâu đời ở nước ta. Những năm gần đây (1957) trong tạp chí "Châm cứu của nước Đức có đăng bài phương pháp châm loa tai của Nogier nước Pháp đã gây được sự chú ý của mọi người. Nước ta từ sau giải phóng rất nhiều cán bộ y tế, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ra sức phát huy nền y học của đất nước thông qua thực tiễn và không ngừng tổng kết khiến cho phương pháp châm loa tai, được đưa lên một giai đoạn mới ứng dụng phương pháp châm loa tai trước mắt không chỉ chữa được các bệnh thường thấy còn có thể chữa được một số bệnh khó cho đến dùng châm thích, châm tê cũng đạt được hiệu quả cao.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TAI VÀ CÁC TẠNG PHỦ TOÀN THÂN

Sách Linh khu - và khí tạng phủ bệnh hình "có ghi 12 kinh mạch 365 lạc, huyết khí của chúng đều lên mặt và đi đến các khiếu . . . các liệt khí của chúng đều đến tai và để nghe ". Sách "Linh khu kinh mạch" có ghi cụ thể sự phân bố của 12 kinh mạch: phân chi của thái dương lúc đến góc trên của tai, dương mình tai đi đến tai trước; thiếu dương túc đi xuống tai sau, phân bố đến tai hông, xuất hiện ra ở tai trước, thái dương thủ đi vào tai trong; thiếu dương thủ liên quan đến tai sau, xuất hiện ở góc liên của tai, phân nhánh vào tai trong. Như vậy tam dương kinh của tay và chân có liên quan đến các vùng bộ phận tai, âm kinh thì thông qua các chi khác (kinh biệt) hợp lại ở dương kinh và tương ứng với các bộ phận của tai. Ví như các chi khác của quyết âm thủ xuất hiện ở tai sau hợp lại ở thiếu dương thủ. Trong sách "Tố vấn mục thích luận" còn ghi "Thiếu âm, thái âm ở tay chân, 5 lạc dương minh đều gặp nhau ở tai trong về kỳ kinh có âm duy, mạch nhập vào tai sau, dương duy mạch theo đâu vào tai Bởi vậy sách "Canh khu khẩu vấn" có ghi "tai là nơi tụ họp của các động mạch" chỉ rõ các bộ phận của tai có liên hệ mật thiết với các kinh lạc toàn thân.

Tai có liên quan đến tạng phủ: "Kinh khu - mạch đồ" có ghi "Thận khí thông với tai”. Sách "Tố vấn - Kim quy châm ngôn luận" có ghi "(Tâm)" khai khiếu và nhĩ "Trong" Tố vấn - Ngọc cơ chân trung luận" chỉ rõ: (Tỳ) bất cập, tắc bệnh nhân cửu khứu (chỉ ngũ quản tuất khứu gia tiền hậu âm) bất thông trong "Thông bình hư thực luận" còn ghi (đầu đau tai ù, chín khứu bất lợi, Tràng vi chi sở sinh dã". Sách "Tinh khu - Hải luận" có ghi "Tùy hải bất túc, tác não chuyển nhỡ minh". Trong "Tạp bệnh nguyên lưu đời Thanh còn ghi rằng "phế chủ khí, nhất thân chi chi quan vu nhỡ" Điều đó nói rằng các bộ phận của tai có liên quan mật thiết tới các tạng phủ.

Từ những lời bàn trong sách xưa mà lý giải có thể tai cùng với toàn thân tồn tại nhiều mối quan hệ mật thiết, cấu thành chỉnh thể thống nhất, bởi vậy một số điểm nhất định ở vành tai đã phản ứng bệnh toàn thân, lại có thể lấy làm điểm kích thích, để chữa các bệnh của toàn thân.

GIẢI PHẲU LOA TAI

1. Tên gọi các giải phẫu mặt ngoài loa tai

                                                           

1 . Vành tai: bộ phận gấp khúc vòngngoài cùng của tai .

2. Chân vành tai: bộ phận xuất hiện từ 0vành tai ăn sâu đến khoảng trống của tai.

3. Cơ vành tai: góc trên sau vành tai.

4. Đuôi vành tai: là bộ phận giao tiếp giữa chỗ tận cùng của vành tai và dái tai.

5. Đối vành tai: là bộ phận lên xuống của phần trên của đuôi vành tai.

6. Thể đối vành tai: là bộ phận thẳng xuống của đối vành tai.

7. Đối vành tai trên: chỉ một chi phía trên vành tai.

8. Đối vành tai dưới: chỉ một chi phía dưới vành tai.

9. Hố tam giác: là chỗ hoạt hình tam giác do khoảng giữa các chân trên dưới của vành tai tạo thành.

10. Thuyền tai: tức là chỗ lõm giữa thuyền tai và đối vành tai.

11 . Nhĩ bình : chỉ hình cánh hoa ở mặt trước của loa tai .

12. Rãnh bình tai trên: chỉ chỗ hõm giữa rãnh trên nhĩ bình và chân vành tai.

13. Rãnh bình tai giữa: chỗ hõm giữa nhĩ bình và đối nhĩ bình.

14. Đối nhĩ bình: là bộ phận của vùng trên dái tai và nhĩ bình đối xứng.

15. Dái tai: bộ phận dưới cùng của loa tai.

16. Hõm tai trên: bộ phận trống ở phía chân vành tai.

17. Hõm tai dưới: bộ phận trống ở phía trên chân vành tái.

18. Miệng ống tai ngoài: đường men theo phía trước của hõm tai dưới..

2. Phân bố thần kinh loa tai:

a) Dây thần kinh chính ở tai

  • Dây ở mặt: phân bố ở lớp da mặt ngoài của má

  • Dây chạy phía dưới tai:

+ Dây ở dái tai: phân bố ở trong lớp da dái tai

            + Dây ở giữa: dây tương đối nhỏ, phân bố ở mặt cạnh ngoài dái tai.

dây tương đối lớn, phân bố ở thuyền tai, vành tai.

+ Dây trên:dây thứ 1: phân bố ở thuyền tai

dây thứ 2: phân bố ở hõm tai trên

dây thứ 3: từ mặt cạnh trong của loa tai men theo đường viền tai lên trên

  • Dây ở phía trên của tai:

+ Dây trên: phân bố ở vành tai

            + Dây dưới: có dây hướng vào mặt ngoài của loa tai, có dây phân bố ở đối vành tai  và ở hố tam giác.

b) Dây thần kinh chính của tai

  • Dây trên: phân thành mấy dây đến tận mặt, ngoài của vỏ tai, trong đó có dây nhỏ phân bố ở hố sau giác và đối vành tai.

  • Dây dưới: phân bố ở đầu mút loa tai và vành tai.

c) Dây thần kinh ở xương vành tai

  • Dây ở đường tai ngoài: phân bố ở vách tai trước và vách trên trước của đường tai ngoài.

  • Dây chính: phân bố ở chân vành tai và bộ phận liền với hõm tai.

  • Dây ở nhĩ bình: phân thành 2, 3 dây nhỏ phân bố ở dái tai.

  • Dây ở nông ngay xương vành tai: phân bố ở lớp da bộ phận xương vành tai trước.

  • Dây phía trước của tai: phân bố ở lớp da của chân vành tai, ngoài vành tai, hố tam giác và đầu.

d) Dây thần kinh hỗn hợp của Mê tẩu, thiết yếu mặt

  • 1 dây phân bố ở hõm tai dưới của mặt cạnh ngoài loa tai.

  • 1 dây phân bố ở vùng gốc chân vành tai và giáp với hõm tai trên. Đồng thời có phần dây men theo đến hố tam giác.

HUYỆT TRÊN LOA TAI

 

Điểm châm ở tai là điểm phản ứng tương đối nhanh với bệnh tật ở tai, để châm vào tai. Mấy năm gần đây các thầy thuốc thông qua xem xét ở lâm sàng để phát hiện ra nhiều bệnh có điểm phản ứng liên quan nhất định, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị quý báu, từ đó khiến cho phương pháp nội dung châm loa tai ngày càng phong phú. Vị trí và tác dụng điều trị chủ yếu của điểm kích thích châm tai hiện nay được nêu ở vài vị trí dưới đây.


1.Cơ hoành; 2. Tai giữa; 3. Củ vành giữa; 4. Trực trang 5. Niệu quản; 6. Hậu môn; 7. Bộ phận sinh dục ngoài, 8. Trĩ; 9. Vành tai; 10. Aniđan; 11. Can dương 1; 12. Can dương 2; 13. Vành tai 1, 2, 3, 4, õ, 6; 14. Amidan 2; 15. Amiđan 3; 16..ruột chừa ; 17. Vú; 18. Vùng chấm, 19. Điểm di ứng; 20. Điểm vai; 21. Xương trụ; 22. Ruột thừa 2; 23. Vai; 24. Xương đòn 25. Bả vai; 26. Nách; 27. Ngực ngòm; 28. Điểm viêm thận; 29. Tuyến giáp trạng; 30. Ngón chân; 31. Gót chân; 32. Mắt cá chân; 33. Đầu gối; 34. Xương háng, 35. Khớp háng, 36. Hố tam giác; 37. Giao cảm; 38. Dây thần kinh hông. 39. Kheo chân; 40. Điểm hạ sốt, 41. Điểm bụng dưới; 42. Điểm ruột thừa 1; 43: Bụng; 44. Lưng; 45. Ngực; 46. Bụng; 47. Tuyến vú; 48. Cột sống; 49. Hậu môn ngoài; 50. Điểm tâm dưỡng; 51. Hạ vị; 52. Tuyến thượng thận; 53. Vùng mũi ngoài: 54. Điểm khát; 55. Điểm đói; 56. Điểm cai HAI 57. Điểm hầu họng; 58. Mũi họng; 59. Trán; 60. Vùng chấm; 61. Thịt dương; 62. Vùng hạ não; 63. Vùng bình xuyên; 64. Tuyến phó giáp trạng; 65. Vùng vỏ não; 66. Vùng nào; 67: Vùng chóng mặt; 68. Vùng thiên đâu thống 1; 69. Vùng thiên đâu thống 2; 70. Vùng nội tiết; 71. Buồng trứng; 72, Vùng dưới vỏ; 73. Nôi tiết tố, 74. Tinh hoàn; 75. Điểm hưng phấn; 76. Điểm thần kinh; 77. Tuyến yên; 78. Tử cung; 79. Khung chậu; 80. Thần môn; 81. Vùng hen; 82. Vùng viêm gan; 83. Cổ quan; 84. Xương; 85. Thực quản; 86. Tâm ~ 87. Tâm thất; 88. Vùng co cơ; 89. Vùng niệu đạo; 90. Vùng hạ huyết áp; 91. Tá tràng; 92. Ruột non; 93. Ruột già; 94. Vùng ruột thừa; 95. Tiền liệt tuyến, 96. Bàng quang; 97. Thận; 98. Niệu; 99. Vùng mềm cơ; 100. Vùng gan; 101. Tụy tạng đốm; 102. Tỳ; 103. Tâm; 104. Phổi; 105. Phế quản; 106. Tam tiêu; 107. Giãn phế quản; 108. Tràn khí; 109. Mật; 110. Điểm tè nhổ răng; 111. Lưỡi; 112. Vùng dưới lưỡi; 113. Vùng tai trong; 114. Amidan; 115. Mắt và miệng; 1 16. Vùng tay

Bảng phân bố các bộ vị huyệt của tai và tác dụng điều trị chủ yếu của nó

Bộ phân

Tên

Bộ vị

Chủ trị

1

2

3

4

Bộ phận vành tai

Cách mô

Chỉ điểm

Tức là chân vành tai (từ bên trong nhĩ bình men theo và kéo dài đến chỗ tận cùng của chân vành tai)

Điểm giữa bàng quang và dây liền với điểm huyệt não.

Có tác dụng giải trừ các cố kinh (chỉ huyết chỉ dương) cầm máu giảm ngứa, có thể chữa cách cơ kinh, các loại bệnh ngoài da có tính chất chảy máu và các loại bệnh chảy máu. Dùng nhiều khi chữa bệnh di niệu.

Nhĩ trung

Điểm giữa của chân vành tai.

 

Thầu quan

Chỗ chân vành tai của cạnh chứng điểm trong của tai trong.

 

Trực tràng

Vùng vành tai của huyệt Đại tràng và thủy bình.

Điều trị lỵ, viêm ruột thóa giáng, giang liệt, trì bí niệu

Niệu đạo

Vùng vành tai của huyệt tày quang cùng nhĩ bình.

Đi tiểu ra sỏi, viêm đường tiết niệu

Hậu môn

Điểm trung của sợi nối liền giữa trực tràng hạ đoàn và huyệt niệu đạo.

Điều trị ngứa giang môn, giang liệt, trĩ sang, thoát giáng.

Sinh dục ngoài

Cảm mạo

Vùng ngoài vành tai ngang với chân dưới đối vành tai.

Vùng vành tai phía trước bên trên của chân trên đối vành tai.

Viêm qui đầu, viêm âm nang đau lưng, đau dây tọa.

Chính huyết để chữa trúng gió cảm mạo.

Trĩ

Vùng vành tai của cạnh ngoài hố tam giác.

Chủ yếu chữa trĩ sang.

Nhi tiêm

Đầu mút mặt trên của vành tai.

Chích huyệt làm chủ (3-5 phút) có tác dụng tiêu viêm giáng áp, viêm giác mạc.

Amiđan

Vùng vành tai ở phía sau nhĩ tiêm.

Viêm thiên đào thể, viêm yết hầu.

Can dương

Men theo phía trên xương vành tai.

Dùng khi viêm gan.

Transamina sa, hiệu quả tương đối tốt.

Can dương

Men theo phái dưới xương

Giống như can dương

Vành 1,2,3,4,5,6

Từ vành dưới xương vành trục đến viền dưới của chính.

Giống như Amiđan

Amiđan 2

Giữa dái tai chia làm 5 phần phân biệt vành 1,2,3,4,5,6

 

Amiđan 3

Gần vùng vành tai của chỗ huyệt vai.

nt

Bộ phận thuyền tai

Ruột thừa

Gia huyệt ngón chân và huyệt ngón tay

Viêm ruột thừa

Ngón tay

Vùng thuyền tai ở phía trên xương vành tai động của nó.

Các nguyên nhân dẫn đến đau ngón tay, và trở ngại hoạt động của nó.

Cổ tay

Vùng vành tai chỗ xương bình tai.

Các nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay và cản trở hoạt động của nó.

Dị ứng vai

Vùng thuyền tai ở cạnh trong. Vùng thuyền tai ngang với rãnh bình tai trên.

Các loại bệnh dị ứng

Các loại nguyên nhân dẫn đến đau vai và cản trở hoạt động của nó.

Khủy tay

Điểm giữa huyệt kiên và huyệt uyển.

Đau khuỷu tay, xương khớp.

Ruột thừa

Giữa huyệt kiên và huyệt trử.

Viêm ruột thừa

Xương khớp vai

Giữa huyệt vai và huyệt đốt sống.

Giống như vai.

Toa cốt

Giữa huyệt kiên và giao cảm

Gãy xương

Đau vai

Vùng trên phía trong huyệt khớp vai.

Viêm quanh khớp vai dẫn đến đau vùng vai.

Nách

Phía trên huyệt đau vai

Hạch dưới nách sưng to và đau.

Ngoài ngực

Phía trên huyệt khớp vai

Phía trên huyệt vai nơi giao

Đau ngực, bệnh túi mật

Ngoài biên

Tiếp giữa đôi vành tai và thuyền tai

Đau bụng, đau xương sườn.

Điểm viêm thận

Vùng dưới ngoài huyệt cột sống chỗ hõm của dưới thuyền tai.

Viêm thận

Tuyến giáp trạng

Men theo cạnh ngoài của huyệt cổ

Có tác dụng điều tiết tuyến giáp trạng.

Chân trên dưới đối vành tai

Ruột thừa

Phía dưới bên trong huyệt cột sống

Viêm ruột thừa

Ngón chân

Góc trên phía ngoài của chân trên đối vành tai

Có thể dùng đối với bệnh tật do các nguyên nhân dẫn tới ở các bộ phận cơ thể và cản trở tác dụng của nó.

Mắt cá chân

Góc chân bên trong của chân trên đối vành tai hơi hạ xuống

Gót chân

Góc trong trên của chân trên đối vành tai

Đầu gối

Vùng chân trên đối vành tai và chỗ ngang với rãnh trên của chân dưới đối với vành tai.

Khớp đầu gối

Chỗ 1/3 về phía trên của khoảng giữa huyệt mắt cá chân và đầu gối.

Khớp háng

1/3 về phía dưới của khoảng giữa huyệt mắt cá chân và đầu gối.

Bụng chân

Vùng dưới bên trong của huyệt khớp gối.

Khoeo chân

Vùng chân trên đối vành tai của đường viền cạnh trong huyệt gối.

Thần kinh tọa

Điểm giữa vành trên của chân dưới đối vành tai hơi lệnh vào trong.

Bệnh thần kinh hông to

Mông

Điểm giữa vành trên của chân dưới đối với vành tai hơi lệnh vào trong.

Bệnh khớp háng

Giao cảm

Chỗ giao nhau của phía trên chân dưới đối với vành tai và vai cạnh trong vành tai.

Dùng trị các loại bệnh do thần kinh thực vật (giao cảm, phó giao cảm) rối loạn gây ra đối với nội tạng có tác dụng tương đối lớn khi giảm đau và chữa co giật. Ví dụ như loét hành tá tràng, co thắt dạ dày, giun chui ống mật.

Giao cảm

Chỗ giao nhau của phía trên chân dưới đối vành tai và vai cạnh trong vành tai.

Sỏi mật, sỏi niệu đạo, gây nên đau mạch, đối với huyết quản thì có tác dụng co mạch (khi có động mạch vành), bệnh mắt, tự hãn, đạo hãn.Có tác dụng giải trừ ngộ độc phân lân và cũng là huyệt chính của châm tê.

Điểm nhiệt

Vùng đối vành tai ngang thẳng với viền cạnh trong chân trên đối vành tai.

Các tác dụng tăng nhiệt

Bụng dưới

Phía dưới bên ngoài cảu huyệt đầu gối.

Các loại nguyên nhân dẫn đến đau bụng

Bộ phận đối vành tai

Thắt lưng

Vùng cao nhất của đối vành tai ngang bằng với huyệt trực tràng hạ đoạn.

Ngoại khoa, viêm thoái hóa cột sống, đau lưng

Bụng

Vùng đối vành tai ngang bằng với viền phía dưới của chân dưới đối vành tai.

Các loại nguyên nhân dẫn đến đau bụng giữa và dưới

Điểm đau lưng

Vùng giữa huyệt yêu trung của đối vành tai và huyệt yếu trung ở ven khoanh tai.

Đau lưng cấp và mãn

Ngực

Vùng đối vành tai ngang với rãnh bình tai trên, tới tức ngực, đau ngực.

Đau thần kinh xương sườn và các nguyên nhân khác.

Bụng

Giữa huyệt yên trung và huyệt ngực.

Các loại nguyên nhân dẫn tới đau vùng bụng trên.

Tuyến sữa

Huyệt ở 2 cạnh phía dưới của huyệt ngực.

Viêm tuyến sữa cấp.

Cổ

Vùng rãnh giao nhau của đới vành tai và đối nhĩ bình.

Dùng đối với các loại nguyên nhân dẫn tới đau cổ và cản trở hoạt động.

Tuyến giáp 2

Men cạnh trong của huyệt cổ.

Giống như tuyến giáp 1.

Bộ phân nhĩ bình và đối nhĩ bình

Tai ngoài

Giữa hõm trước của rãnh bình tai trên.

Ù tai, điếc tai

Điểm tâm trong

Men theo bên dưới đằng sau của huyệt tai ngoài.

Trấn phát các bệnh tâm tạng như tâm đạp quá nhanh, qui luật đập khác nhau.

Bình tiêm

Chỗ bắt đầu của mặt trên nhĩ bình chỉ có 1 chỗ bắt đầu đó là cái viền của cái bắt đầu.

Ra máu có tác dụng tiêu viêm, thoát nghiệt giáng áp, giảm đau.

Tuyến thượng thận

Chỗ bắt đầu của mặt dưới nhĩ bình

Có tác dụng kích thích vào tuyến thượng thận, thường dùng để kháng viêm, nhiễm trùng suy tim, trúng phong và các chứng trạng trúng độc nghiêm trọng do viêm nhiễm vi khuẩn gây nôn. Dùng khi bệnh nhân cao và giảm huyết áp. Đối với huyết quản có tác dụng điều tiết và cầm máu khi xuất huyết và thấm máu trong mạo huyết quản. Cũng có tác dụng giảm sốt. Có thể dùng khi sốt cao có tác dụng hưng phấn và ức chế ở trung khu hô hấp, có thể chữa các bệnh ngoài da dai dẳng và các loại bệnh mạn tính.

Mũi ngoài

Vùng điểm giữa mặt trước của nhĩ bình.

Viêm mũi

Điểm khát

Vùng trên của huyệt mũi ngoài.

Có tác dụng giải khát chữa bệnh đái đường, di niệu.

Điểm đói

Vùng dưới của huyệt mũi ngoài.

Có tác dụng giải đói chữa bệnh đái đường và các chứng tiêu cơm, mau đói.

Cao huyết áp

Men theo phía sau huyệt điểm khát.

Viêm mũi, viêm mắt cấp mạn tính.

Điểm mũi và mắt

Phía dưới của huyệt điểm đói.

Chữa huyết áp.

Họng

Bộ phân nửa trên ở mặt

Viêm họng cấp, mạn tính.

Mũi họng

Bộ phân dưới ở mặt trong của nhĩ bình.

Các loại viêm mũi, bệnh mũi chảy máu.

Tuyến giáp trạng 4

Vùng trên phía ngoài của huyệt yết hầu.

Giống như tuyến giáp trạng 1.

Trán

Vùng trên phía ngoài của

huyệt yết hầu.

Giống như tuyến giáp trạng 1.

Chẩm

Vùng trên phía sau của đối nhĩ bình

Dùng để chữa các bệnh thuộc hệ thống thần kinh tinh thần, chứng kích thích màng não co giật, cứng đờ chân tay, nghiến răng cứng cổ, tinh thần phân liệt, dự phòng chứng chóng mặt, chữa bệnh người già, ngoài ra còn có tác dụng tiêu viêm an thần giảm đau chống choáng.

Thái dương

Giữa huyệt ngạch và huyệt chẩm

Các loại nguyên nhân dẫn tới đau thái dương đau nửa đầu, đau đầu, nhức đầu, muốn ngủ.

Đỉnh

Vùng giữa huyệt thái dương và huyệt dẩm.

Đau đỉnh đầu, hoa mắt.

Bình suyễn

Góc nhọn của đối nhĩ bình. Nếu góc này không rõ thì lấy điểm giữa của viền đối nhĩ bình

Có tác dụng hưng phấn và ức chế trung khu hô hấp, có thể giảm ho, dừng suyễn và dừng ngứa.

Tuyến má

Cạnh trong của huyệt bình suyễn.

Chữa viêm tuyến má, tắc ống tuyến má, có tác dụng khi làm giảm ngứa các bệnh ngoài da.

Điểm não

Khoảng giữa huyệt bình suyễn vào huyệt não sau.

Có tác dụng điều tiết hưng phấn và ức chế tầng vỏ đại não có tác dụng chữa các bệnh tật thuộc hệthần kinh, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ tiết niệu và sinh dục. Còn có tác dụng cầm máu chữa các bệnh có tính xuất huyết.

Não can

Vùng huyệt gần phía trên viền đoạn dưới đối nhĩ bình.

Thường dùng cho bệnh xuất huyết não và chứng kích thích màng não, như trúng phong, liệt nửa người, cứng đờ chân tay, co giật, cứng cổ, còn có tác dụng trấn an đầu não, não chưa phát triển.

Điểm vựng

Vùng giữa huyệt não điểm và não can.

Hoa mắt, chóng mặt bắt nguồn từ tai.

Họng răng

Vùng trên phía au huyệt chẩm

Đau răng, sưng lợi, viêm yết hầu, viêm amiđan

Mắt 1

Phía dưới đằng trước của bền ngoài rãnh bình tai giữa.

Làm sáng mắt, đau dây thần kinh thị giác và các bệnh ở đáy mắt.

Mắt 2

Vùng đằng sau của bên ngoài rãnh bình tai giữa.

Mổ mắt và các bệnh về khoa mắt.

Nội tiết

Gần u phía trước của rãnh bình tai giữa

Có thể điều tiết các loại bệnh do rối loạn nội tiết gây ra (có tác dụng chữa dị ứng, thấp khớp). Thường dùng ở các bệnh phụ khoa, đường tiết niệu và sinh dục, hệ hô hấp và các bệnh về máu, bệnh ngoài da, bệnh sốt rét.

Buồng trứng

Phía dưới đằng trước của vách trong đối nhĩ bình cạnh ngoài của huyệt hạ khâu não.

Kinh nguyệt không đều, đau khi hành kinh, bệnh không sinh sản được.

Hạ khao nào

Cạnh trước của vành trong đối nhĩ bình.

Có tác dụng điều tiết hưng phấn và ức chế của tầng vỏ đại não. Thường có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, hay ngủ, các loại hệ thống thần kinh tinh thần. Cũng có tác dụng tiêu viêm giảm đau, hết ra mồ hôi.

Có tác dụng chống viêm.

Kích tố

Cạnh trong của chỗ tận cùng rãnh bình tai giữa.

Có tác dụng chống viêm, chống choáng chống trúng gió độc.

Tinh hoàn

Dùng trên vách trong đối nhĩ bình.

Có tác dụng làm cản trở viêm tinh hoàn.

Điểm hưng phấn

Vùng dưới huyệt tinh hoàn ở vách trong của đối nhĩ bình.

Tê liệt thần kinh mặt, bệnh nặng, cổ không cử động được tê liệt thần kinh mắt.

Điểm thần kinh

Vùng dưới phía sau huyệt điểm hưng phấn vách trong đối nhĩ bình.

Tê liệt thần kinh mặt, liệt thần kinh mắt.

Điểm đau răng

Vùng dưới phái sau huyệt điểm thần kinh vách trong đối nhĩ bình.

Chữa các nguyên nhân dẫn tới đau răng.

 

Thể thủy

Vùng đáy của vách trong đối nhĩ bình.

Ngón tay, bí niệu, cấp cứu choáng. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn cản và chữa các bệnh do nội tiết gây ra.

Bộ phận hố tam giác

Tử cung

Chỗ hội của điểm giữa vành tai phần bên trong hố tam giác.

Các loại bệnh của sản phụ khoa.

Khung chậu

Góc cạnh ngoài hố tam chỗ phân góc dưới, trên của đối vành tai.

Viêm khoang chậu, đau bụng kinh.

Thần môn

Đường trên phía trong của huyệt khung chậu.

Có tác dụng điều tiết hưng phấn và ức chế của tầng ngoài đại não, còn có tác dụng trấn an, giảm đau, chống dịch. Dùng với các bệnh của hệ thần kinh tinh thần như bệnh thần kinh suy nhược, tâm thần phân liệt. Có thể dùng với các bệnh cao huyết áp, ho khan, dị ứng, hen suyễn, ngứa và các loại nguyên nhân gây nên đau. Là huyệt chủ yếu để châm cứu.

Điểm suyễn

Giữa huyệt tử cung và huyệt khung chậu.

Có tác dụng chống dị ứng, hen suyễn.

Điểm viêm gan

Giữa huyệt khung chậu và điểm suyễn.

Viêm gan cấp và mãn tính.

Khớp háng

Viêm dưới của huyệt điểm viêm gan.

Thường dùng khi đau khớp chỉ dưới hoặc teo vùng đùi.

Phần phụ

Vùng dưới bên ngoài huyệt tử cung.

Bí đại tiện, trĩ sa ra máu.

Đoạn dưới trực tràng

Góc dưới bên trong của hố tam giác

Cao huyết áp, đau đầu.

Niệu đạo

Cạnh trong của huyệt tử cung viền cạnh trong gần vành tai.

 

Sinh dục

Vùng trên bên trong huyệt tử cung.

Bạch đối, kinh nguyệt quá nhiều.

Đoạn trên trực tràng

Vùng trên huyệt sinh dục.

Bạch đối, kinh nguyệt quá nhiều.

Miệng

Vách sau phía trên lỗ tai ngoài.

Loét khoang miệng, khớp cổ xương vành tai cứng đờ.

Thực quản

Vùng hõm tai dưới của ½ bên trong dịch xuống dưới chân vành tai.

Bệnh Basedow

U môn

Vùng hõm tai dưới của ½ phía ngoài bệnh về phía dưới của chân vành tai.

 

Dạ dày

Vùng mất hút của rãnh tai

Các loại bệnh tật của hệ thống tiêu hóa như tiêu hóa không tốt, viêm dạ dày, cấp, mạn tính, bệnh đường ruột phình dạ dày, ợ hơi, ợ chua, mất ngủ.

Điểm hạ não

Cạnh ngoài huyệt hành tá tràng phía trên huyệt dạ dày.

Đau nội tạng.

Hành tá tràng

Giữa điểm dái tai và huyệt tiểu tràng.

Loét hành tá tràng.

Tiểu trường

Vùng hõm tai trên ở về ½ cạnh ngoài lệch lên trên chân vành tai.

Tiêu hóa không tốt. Viêm ruột, bệnh tim.

Bộ phận dái tai

Đại trường

Vùng hõm tai trên ở về ½ cạnh trong lệch lên trên chân vành tai.

Viêm ruột, bệnh lỵ, bệnh tả, bí tiện, trĩ sang.

Ruột thừa

Giữa huyệt tiểu tràng và huyệt đại tràng.

Viêm ruột thừa cấp và mãn.

Kết tràng

Giữa huyệt đại tràng và huyệt bàng quang.

Viêm kết tràng dị ứng, loét kết tràng. Đường tiêu hóa dưới chảy máu.

Kết tràng 2

Giữa huyệt lan vi và huyệt niệu quản.

 

Điểm huyết cơ

Giữ huyệt tiền liệt tuyến và huyệt đại tràng.

 

Tuyến tiền liệt

Mặt cạnh trong của huyệt bàng quang.

Viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, huyết niệu, di tinh.

Bàng quang

Vùng trên của huyệt đại tràng.

Viêm bàng quang.

Thận

Vùng trên huyệt tiểu tràng

Là huyệt mạnh. Có tác dụng bổ ích đối với hệ thống đại não, tạo huyết. Dùng khi não phát dục không hoàn toàn, nhớ giảm, thần kinh suy nhược, đau đầu, váng đầu, không có sức đứng lên nằm xuống, điếc tai, ù tai, thính giác giảm thoái, rụng tóc, bạc tóc, các bệnh về mắt, các bệnh thuộc hệ phụ sản, tiết niệu và sinh dục (như bệnh không phát triển), xương mềm không bình thường, lung lay răng, suy tủy, bệnh máu trắng, thùy thủng, không cân bằng chất điện giải, viêm yết hầu mãn, đi tả vào canh 5.

Niệu quản

Giữa huyệt bàng quang và huyệt thận.

Sỏi thận, cơn đau bụng.

Điểm Axit

Vùng trên huyệt tiểu trường.

Chất điện giải không cần bằng phúc thống, xơ gan, ruột dính liền.

Điểm tuyến tụy

Vùng trên huyệt hành tá tràng.

Viêm tuyến tùy cấp và mạn tính, đái đường, tiêu hóa không tốt.

Giãn cơ

Cạnh ngoài huyệt dạ dày

Có tác dụng làm giãn cơ là huyệt chủ yếu để châm tê. Có thể chữa viêm gan, xơ gan.

Khu gan trái sưng to

Trên huyệt cơ, ngoài huyệt hạ khâu não 2-5mm

Viêm gan, gan sưng to.

Điểm gan

½ đoạn dưới giữa huyệt thận tý.

Viêm gan cấp mạn tính, các loại bệnh về mắt, máu thiếu chất sắt và các loại bệnh về máu, phong thấp, bệnh thần kinh đau đầu hoa mắt.

Điểm tụy

½ đoạn dưới giữa huyệt thận và huyệt gan.

Tiêu hóa không tốt, viêm tuyến tụy, bệnh đái đường, viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật.

Vùng gan phải sưng to

Nằm giữa điểm tỳ và huyệt giãn cơ (vùng này rộng 2mm, dài 5mm).

Viêm gan, gan sưng to.

Tỳ

Giữa huyệt điểm huyết dịch và vùng gan phải sưng to.

Tiêu hóa không tốt, cơ co giật, bệnh về máu, băng huyết, sa hậu môn, suy nhược, khi ốm bệnh nặng, cơ không còn sức.

Điểm huyết dịch

Vùng khoang tai ngang với huyệt cổ và vùng dưới huyệt tỳ.

Chữa các loại bệnh về máu.

Tâm

Vùng hõm chính giữa hòm tai dưới.

Có tác dụng khi tim đập mạnh, chống choáng, tăng và hạ huyết áp, chữa các bệnh tinh thần, bệnh tim, viêm lưỡi, viêm ống mạch bế tắc, thiếu máu.

Phế (trên dưới) điểm kết hạch

Lấy vùng trên và dưới huyệt tâm, làm huyệt phổi.

Có tác dụng với các loại bệnh thuộc hệ hô hấp, các bệnh ngoài da, rụng tóc, các loại viêm mũi, giọng ú ớ, ra mồ hôi trộm. Là huyệt chủ yếu để châm tê chữa các bệnh.

Cạnh ngoài phổi

Cạnh ngoài huyệt phổi

 

Nháng khí quản

Cạnh trong huyệt phế

Viêm khí quản cấp và mạn, suyễn.

Điểm mắt

Phía dưới huyệt thực quản, huyệt u môn, trên huyệt phế.

Bệnh nhìn không thẳng và bệnh ở đáy mắt.

Khí quản

Nằm giữa 2 điểm nhánh khí quản, hơi lệch về phía lỗ tai.

Các loại bệnh về khí quản.

Tam tiêu

Vùng dưới huyệt khí quản và vùng trên điểm.

Viêm gan, viêm khí quản và cũng có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng.

Điểm quản khí

Phía trên huyệt kích tố

Chữa giãn phế quản.

Điểm phế khí

Vùng dưới huyệt thủy thể

Tràn khí phế mạc, hen.

Điểm phổi

Phía sau huyệt thủy thể

Giống như huyệt phổi

Mắt

Bắt đầu từ phía dưới rãnh bình tai giữa, vạch thành 3 dây cùng chạy, chia dái tai thành 3 phần, ngoài ra còn có 2 dây chạy thẳng xuống chia dái tai thành 9 phần khu thức 05 chính giữa là mắt.

Các bệnh về mắt.

Điểm châm tê để nhổ răng

Giống ở trên khu thứ 1 làm điểm châm tê nhổ răng, khu vực 4 làm điểm châm tê nhỏ răng.

Đau răng, châm tê nhổ răng.

Điểm suy nhược thần kinh

Giống như trên, ở giữa khu thứ nhất và khu thứ 2.

Suy nhược thần kinh

Lưỡi

Giống như ở trên chính giữa khu thứ 2.

Viêm lưỡi, mất tiếng.

Hàm trên

Giống như trên, vùng trên khu thứ 2.

Đau răng, sưng lợi, loét khoang miệng, sưng hạc dưới cổ châm tê nhổ răng.

Hàm dưới

Giống như ở trên vùng trên, bên trong khu thứ 2

Đau răng, sưng lợi, loét khoang miệng, sưng hạc dưới cổ châm tê nhổ răng.

Tai trong

Giống như trên, ở vùng trong khu thứ 6.

Hoa mắt do ù tai, điếc tai.

Amiđan 4

Khu sưng bướu đặc biệt

Giống như trên, trong khu 8. Một tuyến cung giữa rãnh đến khu thứ 6.

Giống amiđan 1. Chữa sưng bướu có tác dụng ngừng đau rõ rệt.

Trên giữa dưới khu giáng áp.

Khe từ mặt sau loa tai chiếu xuống, tương đương với đôi vành tai làm cho khe này chia làm 3 đoạn, trên là thượng, giữa là trung, dưới là hạ.

Khi chảy máu có tác dụng giáng áp. Chữa bệnh cao huyết áp.

Lưng trên

Ở mặt sau loa tai

Treo cột sống, đau cột sống, ngứa.

Lưng giữa

Ở mặt sau hạ tai ở phần giữa.

Lưng dưới

Giữa lưng trên và dưới

Gốc mê

Vùng ranh giới giữa mặt sau loa tai và điểm giữa tương đương với vùng cốc tai ngang bằng với khu cách mổ.

Có thể chữa các bệnh lục phủ ngũ tạng.

Gốc tai trên

Nơi ranh giới giữa vòm trên loa tai và lớp da mặt.

Bán thân bất toại.

Gốc tai dưới

Nơi ranh giới giữa vòm trên loa tai và lớp da mặt.

Bán thân bất toại.

 

Viền sau của lớp tai trên.

 

Viền trên của gốc tai dưới

Dương duy

Vùng dưới bên ngoài của gốc mê.

Ù tai.

NGUYÊN TÁC CHỌN HUYỆT VÀ PHỐI HỢP HUYỆT

Có thể căn cứ vào những nguyên tắc dưới đây khi chọn điểm mẫn cảm có dương tính, nếu không thể tìm được điểm mẫn cảm cũng có thể trực tiếp căn cứ vào các nguyên tắc dưới đây để chọn huyệt ở tai

 

1. Căn cứ vào bộ vị tương ứng để chọn huyệt :Đau dạ dày lấy điểm dạ dày, đau khớp gối lấy điểm khớp gối.

2. Căn cứ vào tạng tượng, nguyên lý học thuyết kinh lạc để chọn huyệt :như gan khai khiến ở mắt, bệnh mắt có thể chọn dùng điểm gan, phế chủ bì mao, bệnh ngoài da thường dùng điểm phế.

3. Căn cứ vào sinh lý, bệnh lý, tri thức y học hiện đại mà chọn huyệt :kinh nguyệt không đều thì lấy điểm nội tiết, bệnh lở loét thì lấy điểm giao cảm và não...

4. Căn cứ vào kinh nghiệm lâm sàng mà chọn huyệt :như viêm da, thần kinh thì lấy điểm tuyến mà sốt thì chích máu ở tai...

PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC 

Vận dụng phương pháp chữa bệnh châm tai là do châm cứu đơn thuần phát triển mà thành các loại phương pháp mai hoa châm, ôn châm, thủy châm, châm laser cứu, chích huyệt. Điểm này được phân biệt trình bày dưới đây:

1. Phương pháp châm chích.

Sau khi chọn đúng huyệt thì dùng cán kim hay dùng que thăm dò dùng sức ấn xuống khiến cho để lại dấu vết ấn, sau đó dùng cồn 75 độ sát trùng khô thì bắt đâu châm.

Chọn dùng kim số 28 dài 0,5 thốn (số ít cũng có thể lấy kim số 26 dài 0,5 thốn chọn đúng điểm mẫn cảm ấn nhanh vào sau 1 phân đến gần màng xương nhưng chỉ lấy mức không xuyên qua lớp màng da cạnh đối làm độ giới hạn, có thể căn cứ vào bênh tình mà sau khi châm vài phút có thể lưu kim 30-60 phút.

Một số bệnh viêm cấp tính, đau nặng bệnh lâu có thể lưu kim 1-2 tiếng hoặc càng nhiều thời gian càng tốt, trong quá trình lưu kim cứ 5 -10 phút kích thích một lần.

Một ngày hoặc cách một ngày điều trị 1 lần phần lớn những bệnh mãn tính thì 10-20 lần làm một quá trình điều trị, thời gian quá trình điều trị cách nhau 5-15 ngày.

Khi châm phần lớn phản ứng tương đối đau, có khi xuất hiện cảm giác đau, trướng, nặng, nóng . . .

Chọn huyệt nên ít nhưng phải chính xác, phần lớn là dùng trúng bên cạnh, số ít có thể lấy cạnh đối hoặc hai bên cạnh khi nhất thiết có thể 1 huyệt nhiều kim châm (vị trí 1 huyệt châm vài chiếc kim) hoặc I kim châm nhiều huyệt (từ 2 huyệt trở lên)

2. Phương pháp châm mai hoa:

Chọn dùng hình thức châm kim vào trong da, châm vào điểm cảm ứng ở huyệt tai, dùng băng dính dán cố định lại, có thể lưu kim từ 5-10 ngày, thời gian châm nên phụ thuộc vào người bệnh mỗi ngày châm mấy lần và có thể kích thích thêm. Thời gian châm vào mùa hè đừng nên quá kéo dài nên đề phòng nhiễm trùng. Thường dùng với những bệnh nhân mãn tính và bệnh tái phát. Nhưng hiệu quả không mãn ý bằng phương pháp châm bình thường.

3. Phép ôn châm:

Dựa vào phép châm thông thường mà châm vào điểm phản ứng, dùng thủ pháp để đạt tới lượng kích thích nhất định, đốt từ 1-3 điếu ngải ở mũi kim hoặc dùng điếu ngải đốt nóng điểm kích thích, ngải hơ ở cán kim từ 3-5 phút, thường dùng cho các bệnh nhân mãn tính, bệnh phong thấp bệnh có tính hàn.

4. Phép điện châm:

Lấy 2 cực của máy điện châm mắc liên tiếp lên 2 cán kim châm vào huyệt ở tai, dùng điện kích thích từ 15-30 phút, phần lớn là phải khiến cho bệnh nhân cảm thấy đầu nóng nhưng nên ở mức độ có thể chịu đựng nổi, thích ứng với các bệnh điều trị bằng các phép châm ở tai.

5. Phép thủy châm:

Nên dùng các điểm phản ứng ở huyệt tai, căn cứ vào quy định phép chữa thủy châm mà chọn dùng dung dịch thuốc thích ứng như: Mỗi lần mỗi huyệt tiêm từ 0,1 đến 0,8ml, mỗi ngày hoặc cách một ngày tiêm 1 lần. Đối với phế kết hạt, hen suyễn nên châm tê ở huyệt trên tai.

6. Phép cứu:

Căn cứ vào quy định thao tác phép cứu, chọn dùng điểm phản ứng ở huyệt trên tai phải thích ứng. Mỗi huyệt một điếu để nóng lỗ.

7. Phép trích huyết:

Dựa vào quy định thao tác phép cắt tu trên điểm phản ứng ở huyệt trên tai dùng mũi nhọn của dao phẫu thuật rạch trên da một đường dài từ 1-2mn, sâu đến lớp màng mềm của da, trích ra một ít máu.

CHÚ Ý

1. Trong thời gian lưu kim

Chỗ châm có thể ngứa đau hoặc trướng, rãnh tai nóng, chảy máu, đó là phản ứng thông thường, hậu quả điều trị thường là tốt, trái lại trong khi châm hoặc trong quá trình lưu kim nếu các huyệt châm trên người bệnh không đau, sốt, thường cũng không nóng vành tai, chảy máu thì thường hiệu quả không tốt.

2. Trong quá trình lưu kim

Nếu như người bệnh tái phát bệnh cũ một vùng nào đó cảm thấy đau, sốt, trướng không thích ứng thì châm xuống dưới hoặc rút ra phản ứng thường có thể tiêu mất .

3. Bất cứ sử dụng phương pháp nào cũng phảichú ý sát trùng cẩn thận, nếu như châm không sát trùng cẩn thận thì da ở tai nhiễm trùng, khi nghiêm trọng có thể đau đến vùng xương, khó mà khỏi được sau đề phòng rất kém. Bởi vậy phải đề phòng nghiêm khắc.

Nếu phát sinh phản ứng đâu tiên là phải chữa viêm không cho nó phát triển tiếp.

4. Đề phòng và kịp thời xử lý vùng châm:có thể tham khảo cách chữa châm chích.

(Theo cimsi)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay