Chúng rất đa dạng như: hội chứng rối loạn thái dương hàm, sứt mẻ răng cho đến bệnh nướu răng hay hơi thở có mùi...
Đau miệng là cảm giác đau, rát trong miệng kéo dài hoặc tái đi tái lại mà không có nguyên nhân rõ ràng. Cảm giác khó chịu có thể ở lưỡi, lợi, môi, bên trong má, chân răng hoặc lan rộng toàn miệng gây nhiều phiền toái nhất là khi ăn.
Ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm quanh răng…, Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nóng cũng có thể là triệu chứng của sâu răng.
Trám răng là phương pháp thay thế mô răng bị bệnh, bị mất nhằm ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất tấn công, hủy hoại tủy răng; khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng nhai cho răng.
Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện.
ThS.BS Nguyễn Vũ Trung, Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Hà Đông khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên đi nhổ răng để tránh những nguy hiểm không đáng có.
Đa số chúng ta đều không để ý, cũng như không biết răng của mình có bị mòn không và chứng mòn răng này có ảnh hưởng đến chức năng nhai, nói hay thẩm mỹ của gương mặt.
Cao răng được hình thành do vôi hoá các mảng bám hay mảng vi khuẩn. Các vi khuẩn trong miệng tích tụ lại, hình thành nên màng vi khuẩn hay mảng bám răng. Các chất vô cơ mà thành phần chính là muối canxi lắng đọng lại tạo nên cao răng
Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng, phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Đây là bệnh hay gặp của vùng răng miệng, tiến triển từ từ và kéo dài. Khởi đầu của bệnh không hề đau đớn.
Hầu hết những bệnh trong miệng dễ bị bỏ qua vì có diễn tiến âm thầm. Do đó, đa số bệnh nhân chủ quan và tự điều trị đến khi bệnh không khỏi có những biến chứng nguy hiểm mới đến cơ sở y tế.
Răng miệng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cả giao tiếp của mỗi người, nhưng lại hay bị “bỏ quên” vì rất nhiều lý do khiến bệnh ngày càng nặng và điều trị dài ngày.
Không phải bác sĩ nha khoa nào cũng nói cho bạn biết rằng răng giả bị hỏng hoặc mòn cũng có thể dẫn đến ngưng thở khi ngủ và các vấn đề hô hấp khác.
Hơi thở hôi là do nhiễm trùng răng, sâu răng hay mảng bám trên răng. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe cũng là nguyên nhân gây hôi miệng mà ít ai nghĩ tới, theo boldsky.com.
Đánh răng ngày hai lần với kem đánh răng có fluor, xỉa răng bằng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, khám định kỳ ở các phòng khám răng hàm mặt để được kiểm tra và làm sạch răng. Đó là việc cần thiết thông thường để giữ sức khỏe răng miệng đối với người cao tuổi.