“Châm cứu thực hành”, chuyên về vấn đề chẩn đoán và trị bệnh bằng châm cứu. Tuy nhiên, trong một số “ca bệnh” nhất định nào đó, việc cho uống thuốc song song với châm cứu là một việc làm hợp lý. Hơn nữa trong quyển “Thái ất thần châm cứu” tác giả Lưu Khiết Thanh đã có cho chữa song song với châm cứu bằng những “cổ phương thang” gia giảm. Để giúp cho bạn đọc có những “cổ phương” nguyên trạng trong việc nghiên cứu xa hơn, xin trình bày lại các cổ phương tương ứng có nhắc đến trong danh sách.
1) Phương dược đặc chế cho ngải cứu của Thái ất Thần châm cứu(của Lưu Khiết Thanh)
Cam tùng | 3g | Nhũ hương | 12g | Một dược | 12g |
Nha tiêu | 1g | Ngưu tất | 12g | Xuyên ô | 12g |
Độc hoạt | 12g | Tam lăng | 5g | Thảo ô | 1,5g |
Bạch chỉ | 12g | Khương hoạt | 1,2g | Quế chi | 6g |
Bạc hà | 6g | Ma hoàng | 6g | Xuyên sơn chỉ | 6g |
Phòng phong | 6g | Đỗ trọng | 6g | Sửu ngưu | 6g |
Chương não | 12g | Nam tinh | 1,2g | Tế tân | 6g |
Minh hùng | 45g | Toàn hạt | 4,5g | Xạ hương | 6g |
Ngãi nhung | 15g | Lưu hoàng | 3g | Đinh hương | 1,2g |
Giáng hương | 3g | Tần giao | 6g |
Tất cả 29 vị thuốc trên đây, cân đúng phân lượng xong, nghiền nát thành bột, hoà chung loại bỏ vào 1 cái lọ kính để dành. Khi trộn lại để sử dụng nên theo 1 tỉ lệ: 15 gr ngãi nhung (nghiền nát) + 15 gr thuốc bột (29 vị) + 3gr Xạ hương (mùa hạ chỉ dùng 1,5gr).
2. “Tiểu Thừa Khí Thang”
Sinh đại hoàng | 14,4g | Hậu phác | 12g | Chỉ thực | 3 hạt to |
a) Phép dùng:Đại hoàng (có nơi ghi là 5 tiền, có nơi ghi là 4 tiền); Hậu phác (có nơi ghi là 6 tiền hoặc 3 tiền, bỏ bì, nướng); Chỉ thực (3 quẻ to, sáo). Cho 3 vị trên vảo 4 thăng nước, sắc còn 1,2 thăng, chia uống ấm 2 lần, uống lần đầu phải đi cầu, nếu không thì uống nốt lần 2, nếu đi cầu được thì thôi, đừng uống tiếp.
b) Công dụngtrị bệnh táo bón do bệnh Dương minh gây ra.
c) Luận phươngphương này dùng Đại hoàng để chống chế lại cái hại “kháng” cực, nó được “tá” bởi Chỉ thực và Hậu phác nhằm tuyên thông vùng bị khí trệ,… Đại thừa khí thang lấy Hậu phác kèm theo Đại hoàng, đó là lấy khí dược làm “thần”, vị ít mà tính hoà hoãn. Đại thừa khí thì nấu. Chỉ thực và Hậu phác trước, sau đó mới cho Đại hoàng vào làm cho khí được nhọn dễ vận hành.
Tiểu thừa khí thì cho 3 vị vào 1 lúc, không chia thứ tự trước sau, đó là muốn cho nó mang vai trò tấn công vào cái “cứng” không quá mạnh. Nói chung, đây không ngoài ý nghĩa 2 chữ “vi và hòa”.
3) On đởm Thang:(Thiên kim yếu phương):
Bán hạ | 10g | Chỉ thực | 10g | Trúc nhự | 10g |
Quýt bì | 15g bỏ trằng | Cam thảo | 16g | Bạch phục linh | 28g |
a) Phép dùng:có thang ghi thêm “Toan Táo nhân 2,5 tiền”, bỏ xác. Cắt nho, mỗi lần uống từ 1 tiền đến 4 tiền, dùng nước trong 1 chén rưỡi, cho thêm vào 5 đến 7 miếng gừng tươi, 1 trái táo, sắc còn 7 phân, uống nóng trước khi ăn. (gia giảm tùy bệnh…)
b) Công dụng:trị chứng Tâm đởm bị hư, dễ kinh sợ, hoặc mộng mị bất tường dễ giật mình kinh sợ, khí uất sinh nước bọt… khí ngăn thiếu sức, tự hãn, ói ra chất đắng, đàm khí nghịch lên, hồi hộp, mất ngủ.
c) Luận phương:Đởm thuộc “trung chính chi quan”, “thanh tĩnh chi phủ”, thích yên tĩnh, ghét phiền nhiễu, thích nhu hòa, ghét ủng uất. Nếu sau khi bệnh hoặc là bệnh lâu ngày bị đàm ẩm chưa tiêu, dư nhiệt ở hung cách chưa tận; nó sẽ làm thương đến hoà khí của Thiếu dương, tạo ra các chứng kinh phiền, lo sợ… Trong phương, ta thấy 2 vị Trần có vai trò trị mọi chứng đàm ẩm, gia thêm Trúc nhự làm thanh nhiệt, Sinh khương làm ngưng ói, chỉ thực làm phá được nghịch, tất cả làm tương tế cho nhau, tuy không thấy trị trực tiếp đến Đởm thế mà Đởm tự hòa, đó là cái mà ta gọi là đàm nhiệt của Đởm bị đẩy lùi vậy. Phương này tuy có dùng chữ “ôn”, chữ này mang ý nghĩa “ôn thông”, nó không phải là “ôn lương”. Nếu nói rằng Đởm thật sự sợ hàn nên phải làm cho “ôn” thì không những trong phương không có vị nào ôn Đởm, thêm nữa lại có những vị “lương” Vị.
4) CƠN ĐÀM HOÀN:tên đơn giản của MÔNG THẠCH CƠN ĐÀM HOÀN trong sách “Dưỡng sinh chủ luận”.
Thanh mông thạch | 10g | Trần hương | 10g | Xuyên đại hoàng | 10g |
Bách dược tiền | 80g | Hoàng cầm | 80g |
a) Phép dùng:tán thành bột, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống từ 1 đến 3 tiền… tùy theo chứng mà gia giảm, người bị hư hàn và đàn bà có thai kỵ uống
b) Công dụng:trị thực nhiệt đàm lâu, kết hạch…
c) Luận phương:đây là 1 phương đàn anh trong việc trị những chứng đàm lâu. Cổn có nghĩa nước này, ví như đàm bị tan và chảy đi, “cổn đàm” là như thế; dùng Hoàng cầm làm thanh các nhiệt ở Trường Vị, Mông thạch mang tính táo và hung hãn, chuyên phá “tích khí”, dùng Trầm hương làm giáng lợi khí. Nhị hoàng ở đây là sự quét nhanh chứng đàm lâu ngày, đánh tận sào huyệt, làm cho những trọc khí ở ngực bị tán ra mà không còn giữ lại. Bách phương này làm cho đàm tan và cuối cùng “cổn: chảy” xuống dưới… “cổn đàm” là như thế.
5) Thiên hùng Tán
Thiên hùng | 30g | Bạch truật | 80g | Quế chi | 60 g | Long cốt | 30g |
a) Phép dùng: đây là phương của Kim qũy yếu lược. Cả 4 vị tán nát ra, mỗi lần uống bằng cái muống 5 phân (tức phân nửa tiền) với rượu ấm, mỗi ngày uống 3 lần, chưa kết quả, có thể tăng thêm 1 lít…
b) Công dụng:trị Âm tinh bất cố (không vững).
c) Luận phươngđây là 1 phương có công dụng đại ôn, đại bổ, đại trấn nạp: Bạch truật nhập Tỳ để Tỳ nạp cốc, bởi vì “tinh” sinh ra từ cốc; Quế chi nhập Bàng quang để hóa khí, bởi vì “tinh” sinh ra từ khí; Long cốt nhiếp tinh để tinh quy vào Thận, đúng như Nan kinh đã nói: Bổ Thận để ích tinh…
6) Thận khí hoàn thang
Thận khí hoàn(thang số 1)
Cam địa hoàng | 80g | Sơn dược | 40g | Sơn thù du | 40g |
Phục linh | 30g | Đơn bì | 30g | Trạch tả | 30g |
Phụ tử | 1 quả sao | Quế chi | 10g |
a) Phép dùng:đây là phương của Kim qũy yếu lược. Tất cả các vị tán thành bột, luyện với mật thành hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống từ 15 hoàn đến 20 hoàn với rượu ấm, cách ngày uống.
b) Công dụngtrị chứng hư lao, đau lưng, đàn ông tinh kiệt, tiểu tiện nhiều, phụ nữ chuyển bào không tiểu được.
c) Luận phương: phương này dùng Thục địa, Sơn dược để tư Âm cho Thận, dùng Sơn du, Phụ tử để tráng Dương cho Thận, dùng Quế chi hoá khí cho phủ, dùng Phục linh để vận hành thủy đạo, dùng Đơn bì, Trạch tả để bài trừ độc chất trong huyết dịch, tất cả làm cho cơ năng của Thận được kiện, do đó mà giảm số lần đi tiểu nhiều, làm thông sự bí tiểu. Khi mà tinh huyết của Thận được sung thì sẽ trừ được chứng hư tổn và chứng đau lưng cũng khỏi.
Thận khí hoàn(thang số 2):
Thang này của sách Thiên kim phương, cũng dùng các vị thuốc và cân lương y như thang trong Kim qũy nhưng thay Quế chi bằng Quế tâm, Phụ tử và Quế tâm đều 2 lượng.
a) Phép chế và phép dùngnhư ở thang Kim qũy
b) Công dụngtrị các chứng hư lao, bất túc.
c) Luận phương:phương này thay Quế chi bằng Quế tâm trong thang của Kim qũy; đối biểu tán bằng ôn hạ, thuần là 1 phương chuyên ôn bổ khí hạ nguyên, thích hợp với các chứng thuộc Cam Thận bị hư lao...
Thận khí hoàn (thang số 3):thang này của sách Tế sinh phương, có gia giảm
Thục địa hoàn | 40g | Phục linh | 30g | Sơn dược | 20g |
Sơn thù du | 20g | Đơn | 13g | Trạch tả | 15g |
Gia thêm
Ngưu tất | 10g | Xa tiền | 10g | Phụ tử | 20g | Nhục quế | 20g |
a) Phép chế và dùngchế như thang trên, dùng mỗi lần 15 viên, uống với nước muối nhạt trong lúc bụng trống, uống ngày 3 lần.
b) Công dụngtrị Thận khí không hoá được, tiểu tiện rít, nhiều lần.
c) Luận phương:phương này ra để trị chuyên làm “kiện, lợi” cho cơ năng của Thận, dùng lại phép của Thiên kim: giảm lượng Thục địa để phòng béo, dùng Phục linh để làm cho thủy được thấm, gia thêm Ngưu tất, Xa tiền để dẫn đạo cho Thận khiếu, đối với vấn đề chưng hoá và lợi thủy có 1 kết quả kỳ diệu. Nên để ý là Ngưu tất có vai trò làm hoạt tinh, nếu tinh bất cố thì không nên dùng.
7) Độc sâm thangNhân sâm
a) Phép dùngdùng Nhân sâm, phân lượng tùy theo người tùy theo chứng, chọn thứ tốt thượng đẳng, sắc với nước trong cho đến sệt lỏng để uống, chờ Dương khí phục hồi rồi tùy chứng gia giảm thêm…
b) Công dụng:trị nguyên khí hư nhược, ố hàn phát nhiệt, hoặc bị khát phiền táo, đàm suyễn khí ngắn, khí hư bất tỉnh, khẩu cấm hôn mê, lạnh tay chân, đàm nhớt kéo lên, hư lao thổ huyết… phụ nữ băng sản, thoát huyết. Đây là thang của Trương Cảnh Nhạc.
c) Luận phươngphương này độc dùng có Nhân sâm vài lượng sắc nhừ sệt lại uống cứu được bệnh nhân mà khí gần đứt, huyết sắp thoát, cứu hồi sinh mạng trong khoảnh khắc, không có vị nào thay thế được. Nếu gia thêm vị khác vào thì quyền lực của sâm không còn chuyên, kết quả sẽ khác đi, tùy theo sự gia giảm…
8) Tả tâm thang (Kim qũy)
Đại hoàng | 20g | Hoàng liên | 10g | Hoàng cầm | 10g |
a) Phép dùngcho 3 vị vào nước 3 thăng, sắc còn 1 thăng, uống hết.
b) Công dụng: trị Tâm khí bất túc, ói huyết, chảy máu mũi, Tâm thọ tích nhiệt, sàm ngôn, phát cuồng, leo tường, leo lên nóc nhà… Trị phụ nữ bị sùi bọt mép dưới Tâm có bĩ khối. Trước hết nên trị bọt mép băng Tiểu Thanh long thang, sau đó dùng thang này để trị “bĩ”.
c) Luận phương:hoả tà thịnh sẽ làm bức huyết, huyết sẽ theo kinh loạn hành vong hành. Huyết là Tâm dịch, vì thế nếu huyết bị thương thì không lấy gì để dưỡng Tâm, khiến cho khí của Tâm Âm bị bất túc. Vì thế phải nói “Tâm khí bất túc”, chứ không nói là “Tâm Dương chi khí bất túc”. Dùng vị thuốc khổ hàn của “cầm và liên” để nhập Tâm làn thanh Hoả, bồi dưỡng Tâm khí, dùng Đại hoàng làm khử ứ sinh tâm huyết. Đây gọi là “nhất bổ nhất tả”.
Ngoài ra còn có Tả tâm thang của Tiền Ất, của sách Chứng trị chuẩn thằng phương…
9) Lý trang hoàn
Nhân sâm | 30g | Cam thảo | 30g | Bạch truật | 30g | Can khương | 30g |
a) Phép dùngcả 4 vị đem tán nhỏ, luyện mật làn thành hoàn to bằng tròng đỏ trứng gà, dùng vài chung nước sôi hoà 1 hoàn, tán nát ra, uống âm; ngày uống 3 lần, đêm uống 2 lần. Nếu trong bụng vẫn chưa ấm (nóng) tăng lên làm 3-4 hoàn. Tuy nhiên, uống hoàn không bằng uống thang. Vẫn dùng y 4 vị trên, đong cân lượng, cho vào nước 8 thăng sắc còn 3 thăng, bỏ xác, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần. Phép gia giảm:
Sau khi uống thuốc xong, đợi 1 lúc sau, ăn hơn chén cháo nóng, làm cho hơi ấm, đứng cởi bỏ áo chăn.
b) Công dụngđây là thang của Thương hàn luận, trị Trung tiêu Tỳ Vị bị hư hàn, không thể vận hoá được, ẩu thổ, tiết tả, không uống không ăn, ngực bị tý, bị vĩ, âm, tự lợi không phát; hàn hoắc loạn thổ tả, tứ chi quyết lãnh, tự hạn, mạch hư, tiểu ra huyết, huyết ly, phụ nữ có thai bị hư hàn...
c) Luận phươngtrung tiêu là nơi phải được ôn hòa, được vậy mới có thể vận hoá thủy cốc, sinh phát trung khí. Nếu Dương khí của Tỳ Vị hư sẽ làm cho trung khí mất đi cái năng lực tuyển phát... ngũ tạng sẽ thọ bệnh. Trong phương, Nhân sâm phò được Vị, Bạch truật phò được Tỳ, dùng Cam thảo để hoà cả 2, dùng Can khương làm ổ, được vậy trung khí sẽ sung hòa, Dương khí ở Trung tiêu được “kiên” vận, ngũ tạng lục phủ nhận được tinh khí của Thủy cốc, đó là ý nghĩa của chữ “Lý trung”, nói lên quyền hành ở Trung tiêu...
10) Kiến trung Thang
Quế chi | 30g | Cam thảo | 20g | Đại táo | 12 quả |
Thược dược | 60g | Sinh khương | 30g | Di dưỡng | 1 tháng |
a) Phép dùngđây là thang của Thương hàn luận. Quế chi bỏ bì sần sùi, sinh khương cắt miếng, Thược dược tẩy rượu. Tất cả 6 vị cho vào 7 thăng nước, sắc còn 3 thăng, bỏ xác, khi cho Di đường vào để lửa riu, đường tiêu tan, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần. Chứng “âu” thì không nên uống “Kiến trung” vì vị ngọt của nó.
b) Công dụngtrị thương hàn biểu chưa giải, Dương mạch sắc, Âm nạch huyền, Tâm trung phiền, hồi hộp, trong bụng cấp thống, hoặc bị hư lao cấp thống, mộng thất tinh, tứ chi đau buốt, tay chân phiến nhiệt, miệng khô.
c) Luận phươngthang này chính là Quế chi thang gia Thược dược và Di đường . Thương hàn lúc sơ khởi, tà khí còn tại biểu chưa kịp chuyển vào lý. Khi hồi hộp thì Dương hư, khi phiền thì Âm hư, vả lại, kinh toại, huyết mạch luôn luôn lưu hành không nghỉ. Khi hàn khí nhập vào Dương lạc thì Dương mạch sắc, nhập vào Âm lạc thì Âm mạch huyền. Khi trong bụng bị cấp thống, vinh vệ bất túc thì biểu hư, Mộc nhập vào trong Thổ thì “lý cấp”, biểu hư mà lý cấp, phải lấy thang này làm chủ. Thang danh là “Tiểu Kiến trung” ý nói nó có vai trò “kiến lập” “tiểu tiểu: nho nho” cho vùng trung khí. Ý nói rằng tuy “trung” có hư, biểu vẫn chưa hòa, không dám đại “bổ”, vì thế chỉ dùng vị khổ toan của Thược dược để “ích” cho Âm, nó có khả năng lấy việc tả Mộc trong Thổ làm “quân”, lấy cái ôn của Di đường, Cam thảo bổ Tỳ, dưỡng Vị làm “thần”. Thủy có thể nương theo cái thế của Mộc để mà khinh lờn với Thổ, ta dùng cái tân nhiệt của Quế chi để “phù trợ” cho Dương, đuổi hàn thủy. Ta lại lấy vai trò tân ôn của sinh khương và đại táo để phát tán Dương khí, để Dương khí vận hành đến tận kinh lạc bì mao làm “sứ”...
11) Bát trân thang
Đương qui | 4g | Xuyên khung | 4g | Bạch thược | 4g | Thục địa | 4g |
Nhân sâm | 4g | Bạch truật | 4g | Phục linh | 4g | Cam thảo | 4g |
a) Phép dùngđây là phương của sách Lục khoa chuẩn thằng. Bạch thược sao rượu, có phương nghi là Sinh địa thay vì Thục địa, Bạch truật sao, cam thảo chích. Dùng 2 chung nước cho vào 3 miếng gừng tươi, 2 trái táo, sắc còn 8 phân, uống trước bữa ăn.
b) Công dụng:điều hoà vinh vệ, tư dưỡng huyết khí, trị Âm hư nội nhiệt, Tỳ Vị hư tổn, cơ nhục gầy gò, phụ nữ thai sản bị băng lậu, khí huyết đều hư...
c) Luận phươngthang này là sự hợp dụng giữa 2 thang Tứ vật và Tứ quân, chuyên về bình bổ khí huyết.
12) Đại thanh long thang
Ma hoàng | 60g | Quế chi | 20g | Cam thảo | 20g | Hạnh nhân | 50 hột |
Sinh khương | 30g | Đại táo | 12 trái | Thạch cao | một khối to bằng trứng gà |
a) Phép dùngMa hoàng bỏ mắt, Quế chi bỏ bì, Cam thảo chích, Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, Gừng cắt miếng, Đại táo xẻ ra, Thạch cao nghiền nát. Dùng 9 thăng nước nấu.
b) Phép dùng:đây là phương của Thương hàn luận. Ma hoàng bỏ mắt, Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, Gừng cắt miếng, Đại táo xẻ ra, Thạch cao nghiền nát. Dùng 9 thăng nước, trước hết nấu Ma hoàng cạn độ 2 thăng, vét vỏ bọt rồi cho các vị kia vào, sắc còn 3 thăng, bỏ xác, uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi nhẹ. Nếu mồ hôi ra nhiều thì dùng ôn phân xoa vào. Nếu uống 1 lần mà đã có mồ hôi thì thôi, vì nếu uống ra nhiều mồ hôi sẽ vong Dương, trở thành hư chứng, sợ Phong, phiền táo, mất ngủ.
c) Công dụng:phương này lấy ý nghĩa của “long: rồng” và “vân vũ: mây mưa”. Bởi vì trị Phong không gì ngoài Quế chi, trị Hàn không gì ngoài Ma hoàng. Khi hợp cả Quế chi lẫn Ma hoàng làm thành phương, đó là nhằm vào sự trúng thương bởi Phong và Hàn. Cả 2 chứng đều không có mồ hôi, cho nên giảm Thược dược mang tính giáng thu của khổ toan; nếu 2 chứng đều gây phiền táo, gia thêm Thạch cao thì phải theo Ma hoàng, Quế chi các bán thang vậy. Trong phương tễ trị biểu, trong Cảnh lại gia thêm những vị tâm cam đại hàn đủ cho chúng ta thấy sự phát nhiệt của chứng Thanh long kiềm luôn ở cơ và lý. Lúc Thái dương mới bị bệnh lại dùng Thạch cao, chính vị tân của nó có thể giải nhiệt ở cơ, vị hàn của nó có thể thanh hoả ở Vị; cam có thể sinh tân dịch, đó là dự phòng trước tiên bảo vệ cho Dương minh tôn được tân dịch, nếu nghi, sợ ấm không dùng nó thì nhiệt sẽ kết ở Dương minh... Như vậy đủ cho chúng ta thấy rằng Thạch cao chính là vị thuốc quan yếu trị được Thương hàn trúng Phong vậy.
13) Tiểu thanh long thang
Ma hoàng | 30g | Thược dược | 30g | Ngũ vị tử | nửa thăng |
Cam thảo | 30g | Tế tân | 30g | Quế chi | 30g |
Can khương | 30g | Bán hạ | nửa thăng |
a) Phép dùng:đây là phương của Thương hàn luận. Dùng 1 đấu nước, nấu trước Ma hoàng giảm 2 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị cò lại vào sắc còn 3 thăng, bỏ xác uống ấm 1 thăng... (tùy chứng gia giảm).
b) Công dụng:trị Thương hàn biểu chưa giải, dưới Tâm có thủy khí, ho suyễn cấp, Phế trướng, hung mãn, mũi tắc chảy nước trong, hoặc khái nghịch phải ngồi dựa để thở, không nằm được, hoặc tất cả các chứng làm cho Phế khí không tuyên thông, đàm ẩm đinh tích, bì phu bị trướng thủy thũng, nên phát hãn...
c) Luận phương:đây là 1 phương trị Thương hàn Thái dương biểu chưa giải, để phải động đến thủy ở “lý”. Thái dương đình ẩm gồm 2: Trúng Phong biểu hư có mồ hôi, dùng Ngũ linh tán làm chủ; Thái hàn biểu thực không có mồ hôi, dùng Tiểu thanh long thang làm chủ... Thang này có tên là Tiểu Thanh long có ý nói rằng tác dụng của nó ví với con rồng đang muốn lướt sóng bơi lội để quay về chốn sông biển mà thôi, nó không muốn cưỡi mây lên Trời để tạo thành những con mưa lớn tầm tã (dâm vũ)... (tùy chứng gia giảm...)
14) Linh quế truật cam thang
Phục linh | 40g | Quế chi | 30g | Bạch thược | 20g | Cam thảo | 20g |
a) Phép dùng:đây là thang của Thương hàn luận. Quế chi bỏ bì, cho cả 4 vị vào 6 thăng nước, sắc lấy 3 thăng bỏ xác, phân uống ấm làm 3 lần.
b) Công dụng:trị thương hàn như muốn thổ, muốn xổ, bị nghịch mãn, khí xung lên ngực, ngồi lên thì bị choáng váng ở đầu, mạch trầm khẩn, khi phát hãn thì động kinh, thân mình lắc lư, dưới tâm, có đàm ẩm, ngực và hông sườn bị đau, đầy, mắt hoa.
c) Luận phươngđây trị chứng sau khi thổ và xổ, Can khí xung lên trên. Nhân vì thổ và xổ làm thương đến tân dịch của Tỳ Vị, vì thế Can khí nhân đó mà thừa lân.
Đây là ta biết rằng Can bệnh thì nên thực Tỳ, vì thế trong phương, ta thấy chỉ dùng có thuần 1 vị Quế chi nhằm trị Can mà thôi, còn lại thì lấy Bạch truật, Phục linh, Cam thảo để bổ Tỳ Vị. Khi mà Tỳ nhược không vận hóa được, nó sẽ không chế thủy được, vì thế nên đàm ẩm tràn lan lên đến ngực và hông sườn, nó che khuất Dương khí của “Quân”, làn tràn ngập các đường mắt xoay cuồng, Tâm hồi hộp. Phục linh làm vận hành thủy của Tỳ và Phế, Quế chi làm phấn chấn Tâm Dương, Bạch truật bổ trung thổ, Cam thảo trợ cho sự vận hóa của Tỳ khí. Tất cả làm cho thương hạ được giao nhau, tạo điều kiện cho thủy có con đường “đi xuống”, nhờ đó mà nó không xông lên trên để “làm loạn” bên trên.
15) Thang táo cứu phủ thang
Tang diệp | 12g | Thạch cao | 9,8g | Cam thảo | 4g |
A giao | 3g | Mạch môn đông | 4,5g | Hạnh nhân | 2,6g |
Tỳ bà diệp | 1 miếng | Hồ ma nhân | 4g | Nhân sâm | 2,6g |
a) Phép dùngđây là phương của sách Y tông kim giám. Tang diệp phơi sương, Thạch cao sao, Hồ ma nhân sao và nghiền nhỏ, Hạnh nhân bỏ bì và mũi nhọn, sao vàng, Tỳ bà diệp cao lông nướng mật. Dùng 1 chén nước sắc còn 6 phân, chia uống nóng 2,3 lần. Nếu đàm nhiều gia Bối mẫu, Qua lâu, nếu huyết kho gia Sinh địa hoàng, nếu nhiệt đậm gia Tê giác, Linh dương giác, hoặc gia Ngưu hoàng.
b) Công dụng:trị các khí bí uất, suyễn ấu.
c) Luận phương:các khí bí uất ở Phế, đều ở Táo của Phế, xưa nay trị khí uất, người ta đều dùng Tân hương hành khí, tuyệt không có 1 phương trị về cái Táo của Phế. Các chứng nuy, suyễn, ấu đều thuộc Thổ, mà cũng thuộc về Táo của Phế. Xưa nay trị chứng nuy, ẩu đều cho là thuộc Dương minh, cho rằng suyễn thuộc Phế còn nuy và ấu thuộc ở trung và hạ, chỉ có suyễn thuộc thượng, cho nên cũng không có phương nào nói đến trị cái “Táo” của Phế cả… Phương thang này dùng tên là “Thanh Táo cứu Phế” đại khái lấy Vị làm chủ, dùng Nhân sâm, Cam thảo, tức là cam ôn để bổ khí, khí tráng thì hoả tự tiêu. “Tá” bằng Thạch cao, Mạch đông, Tang diệp, A giao, Hồ ma nhân là làm cho khí được thanh túc, do đó tráng hoả cũng tự hoá: lại “tá” bởi Hạnh nhân, Tỳ bà diệp, đó là lấy cái “khổ” để giáng khí, khí giáng thì hỏa cũng giáng, như vậy là việc “tiết chế” đã có phần quyền biên, được vậy thì khí hành, khí hành sẽ không còn uất, các chứng nuy, suyễn, ẩu sẽ tự trừ vậy. Nên biết rằng các khí bí uất sẽ làm cho Phế bị đại hư, và nếu chúng ta cứ câu nệ vào lý luận cho rằng “Phế nhiệt sẽ làm thương Phế” để rồi không dám dùng Nhân sâm, như vậy sẽ làm cho uất khí không khai, hỏa càng hừng lên dữ dội hơn, da nhăn, lông rụng, ho không ngừng, chết! Tên gọi là “cứu Phế”, ý nói dùng “lương” mà có chức năng bổ. Nếu cứ cho là “thực hỏa” thì có thể “tả”, cứ uống “linh và liên”, như vậy sẽ làm cho “khổ tùng hỏa hóa” như vậy là di tới chỗ chết!
16) Sâm tô ẩm thang
Nhân sâm | 30g | Tử tô | 30g | Cát căn | 30g | Tiền hồ | 30 |
Bán hạ | 30g | Xích phục linh | 30g | Chỉ xác | 20g | Trần bì | 20g |
Khổ cát cánh | 20g | Cam thảo | 20g |
a) Phép dùngđây là phương của sách Dị giản. Bán hạ phải tẩy bằng nước 7 lần, dùng nước gừng để sao chế, Xích Phục linh bỏ bì, Chỉ xác bỏ phần múi quả, sao, Cát cánh sao, Cam thảo chích. Có phương có Mộc hương 5 tiền, có phương bỏ Nhân sâm thêm Xuyên khung. Tất cả các vị nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 2 tiền cho vào 1 ly nước thêm 2 miếng gừng tươi, đại táo 1 trái, có phương không dùng táo, sắc còn 7 phần, bỏ xác uống nóng không kể thời gian, mục đích là cho ra mồ hôi.
b) Công dụngtrị cảm mạo Phong hàn, đầu thống, phát nhiệt, ghét lạnh, sợ gió, phiền muộn, vùng hoãn bị muộn, buồn nôn, ho khí nghịch, nước mũi, nước bọt dính, mạch nhược, không có mồ hôi, hoặc sản hậu bị cảm mạo ho.
c) Luận phươngđây là phương cải chế thang “Xuyên tô tán” bỏ Xuyên khung, Sài hồ, đổi lấy nhân sâm, Tiền hồ. Nếu Phong hàn cảm mạo ở tại Phế, ta dùng phương này để, bên ngoài tán khí ở bì mao, bên trong là tuyên thông Phế khí. Vì thế nên dùng Nhân sâm bổ làm “quân”, dùng Tô diệp, Cát căn, Tiền hồ làm “thần” nhằm tán khí, dùng Chỉ xác, Cát căn và Nhị trần đóng vai trò “khai”, lại dùng thêm Mộc hương để tuyên thông khí bên trong, dùng khương, táo nhằm điều hòa biểu khí. Khi mà cả biểu và lý đều được hòa thì bệnh sẽ tự trừ…
17) Hương liên hoàn
Mộc hương | 20g | Xuyên hoàng liên | 20g |
a) Phép dùngđây là phương của Thái bình huệ dân hòa tễ cục. Ngoài ra, chúng ta thấy còn là 1 phương thuộc nhiều sách khác, như: Mao Tiên sinh phương, Chứng trị chuẩn thẳng phương, Các thị phương… Có sách nói rằng Hoàng liên phải sao chung với Ngô thù du, xong rồi bỏ Ngô thù du, có phương nói rằng gia thêm Thạch liên thục, Trần bì… Tất cả các vị nghiền nát chế hành hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống từ 10 đến 20 và 50 hoàn…
b) Công dụng:trị hạ ly xích, bạch mà bạch nhiều hơn xích.
18) Quy thược lục quân tử thang
Đương qui | 20g | Bạch thược | 20g | Nhân sâm | 20g | Bạch truật | 30 g |
Phục linh | 20g | Bán hạ | 20g | Cam thảo | 10g | Trần bì | 10g |
a) Phép dùngBạch thược sao, Bạch truật sao, Cam thảo chích, tất cả nghiền thành bột, làm thành hoàn to bằng hạt ngô đồng, hoặc cho thêm Sinh khương, Đại táo, sắc uống, mỗi lần uống 3 tiền…
b) Công dụng:trị khí huyết bất túc, Tỳ Vị hư nhược, không thèm ăn, hoãn trướng, phúc thống, nôn ra đàm thủy, khí uất thần trí mệt mỏi.
19) Tiêu dao tán
Sài hồ | 2,8g | Bạch truật | 4g | Phục linh | 4g |
Cam thảo | 3,2g | Bạch thược | 6g | Trần bì | 3,2g |
Ổi khương (nướng) | 3 miếng | Đương qui | 4g | Bạc hà | 2g |
a) Phép dùngđây là phương của Thái bình hệ dân hòa tễ cục: Sài hồ cao, Bạch truật chưng với mật, Bạch thược sao với rượu, Cam thảo chính, Trần bì nếu có ho khan thì chế với mật, Gừng nướng, nếu ho khan thì chế với mật. Có phương không dùng Trần bì, Sắc với nước, trước khi ngủ hoặc nửa đói uống nóng.
b) Công dụngtrị Can khí uất ức, huyết hư hỏa vượng đầu thống mắt hoa, phiền táo, miệng đắng, mệt mỏi, khát nước, ho hàn nhiệt, 2 hông sườn đau, vùng rốn trướng Tiểu phúc nặng trì xuống, phụ nữ kinh thủy không điều, mạch huyền đại mà hư.
c) Luận phươngtính của Can là cấp và dễ “nồ”, khi nào vận hành đạt thì thuận, không đạt thì “uất”, mà uất thì Hỏa động để rồi ra nhiều chứng bệnh. Nếu nó phát lên trên thì đầu choáng váng, tai kêu, mắt đỏ, nó phát ra ở giữa thì ngực đầy, hông sườn đau, nuốt nước chua, nó phát ra ở dưới thì thiểu phúc bị đau vì sán khí, tiểu tiện bất lợi, nó phát ra ngoài thì lúc hàn lúc nhiệt, giống như sốt rét mà không phải sốt rét. Tất cả các chứng trên đều là “tượng” của chứng Can uất.
Nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 2:
20) Ngũ tích tán
Thương truật | 32g | Cát cánh | 24g | Ma hoàng | 20g |
Trần bì | 20g | Hạ phác | 16g | Can khương | 16g |
Phục linh | 12g | Cam thảo | 12g | Bạch chỉ | 12g |
Bạch thược | 12g | Xuyên khung | 12g | Nhục quế | 12g |
Đương qui | 4g | Bán hạ | 12g | Đương quy thân | 12g |
a) Phép dùngTrương truật ngâm nước vo gạo, sao bỏ bì; Cát cánh bỏ bì, Ma hoàng bỏ mắt, rễ; chỉ xác bỏ múi, sao; Trần bì bỏ phần trắng; Hậu phác bỏ bì thồ; Can khương ngâm qua nước; Bán hạ rửa bằng nước nóng 7 lần chế với Gừng; Bạch thược rửa với rượu. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng từ 4 đến 5 tiền, thấn gừng sống 3 miếng, cọng hành trắng, sắc với nước, bỏ xác, uống nóng, uống cho ra mồ hôi nhẹ (tùy chứng gia giảm…)
b) Công dụngtrị ngoại cảm hàn tà, nội thương sống lạnh, đầu thống, thân thống, lưng và cổ bị co rút, ổ kinh lạc, thắt lưng và chân bị đau buốt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khó sinh.
c) Luận phươngphương này lấy gốc ở bình vị làm chủ rồi tùy chứng để gia giảm…
21) Ngũ vật thang
Đài đảng, Xuyên khung, Đương quy thân, Bạch thược, Cam thảo với liều lượng như nhau.
a) Phép dùngBạch thược sao với rượu, Cảm thảo chích.
b) Công dụng:trị hậu sản, thương hàn.
c) Luận phươngphương này trị sản hậu thương hàn. Thêm sinh khương 3 miếng, 3 cọng hành trắng, sắc với nước uống. Nếu có mồ hôi thêm Quế chi, Phòng phong; nếu không có mồ hôi thêm Ma hoàng, Tô diệp; nếu hàn nhiệt vãng lai thêm Sài hồ; nếu đầu thống thêm Cảo bản, Tế tân; nếu toàn thân bị đau nhức, thêm Khương hoạt, Thương truật; nếu chỉ nhiệt mà không ố hàn, thêm Sài hồ, Cát căn; nếu phát nhiệt mà khát thêm Tri mẫu, Mạch môn đông, Đạm trúc diệp.
22) Độc hoạt ký sinh thang
Xuyên khung | 6g | Tang ký sinh | 6g | Đỗ trọng | 6g |
Bắc tế tân | 6g | Tần giao | 6g | Quế tâm | 6g |
Phòng phong | 6g | Xuyên khung | 6g | Nhân sâm | 6g |
Đương qui | 4g | Bạch thược | 4g | Thục địa | 4g |
Xuyên ngưu tất | 6g | Bạch phục linh | 6g | Cam thảo | 4g |
a) Phép dùngNếu không có Tang ký sinh, thay bằng Tục đoạn; Đỗ trọng bỏ bì, sắt ra, sao với nước gừng; Xuyên ngưu tât tẩm rượu; Xuyên khung tẩy rượu; Cam thảo chích; Đương quy tẩy rượu, Bạch thược sao rượu; Thục địa hoàng tẩy rượu, có phương thay bằng Can địa hoàng. Có phương không lấy Cam thảo, có Tục đoạn, có phương lấy Phụ tử, không có Ký sinh, Nhân sâm, Cam thảo, Đương quy. Dùng 2 chén lớn nước cho thêm Sinh khương từ 3 đến 5 miếng, sắc còn 8 phân, bỏ xác, uống nống trước khi ăn. Nếu khí hư hại lợi, bỏ Địa hoàng.
b) Công dụng:Trị Can, Thận hư nhược hoặc lãnh; hay nằm chỗ ẩm thấp hoặc rửa chân rồi ra gió làm cho Thấp độc tấn công vào trong, lưng và đùi co vặn, gân cốt rút đau, hoặc đứng trước gió hóng mát làn cho Phong tà xâm nhập vào chân và gối tạo thành chứng lãnh tý…phụ nữ sinh sản lưng bụng bị hàn, đau bụng, không xoay trở được, chân tay không co duỗi được…
23) Bình vị tán
Hậu phác | 50g | Trà bì | 10g | Cam thảo | 10g | Thương truật | 80g |
a) Phép dùng:đây là phương của sách Thái bình Huệ dân hòa tễ cục. Hậu phác bỏ bì, sao với nước gừn; Cam thảo chích; Thương truật tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ bì, sao vàng. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống từ 2 tiền đến 4 hoặc 5 tiền, cho thêm Sinh khương 3 miếng, Đại táo 2 trái, dùng nước sắc, uống ấm lúc bụng trống, mỗi ngày 3 lần (tùy chứng gia giảm…)
b) Công dụngtrị chứng chấp trệ ở Tỳ Vị, không vận hóa được, tích ẩm, bĩ cách, không muốn ăn uống, Tâm và phúc bị trướng thống, miệng đắng, khí thở ngắn, phản Vị, bợn Tâm, ợ nước chua, mắt vàng, hình thể gầy, toàn thân bị thống, thích nằm, nóng nhiều, chuyển cân, hoặc điều khí, ấm Vị, tiêu hóa, tiêu đàm ẩm, tránh được khí bất chính của 4 mùa.
c) Luận phươngđây là phương làm chủ trong việc làm kiện vận cho Tỳ Vị, tránh được khí thấp trệ. Trong phương, người ta chú trọng đến việc sử dụng “truật” xem như “táo” thấp, “kiện” Tỳ, Tỳ được táo thì không bị trệ, do đó mà “kiện vận” để được bình; Bạch truật thì tính nhu hoãn, Thương truật thì tính hung hãn. Phương này chú trọng việc phát hãn trừ Thấp, do đó nên dùng “Thượng truật là quân”; Hậu phác màu xích, khổ ôn, có khả năng trợ hỏa để sinh “khí”, đóng vai trò “tá”. Do khí bất hành mà có Thấp, nếu khí hành thì hết Thấp, vì thế dùng “Trần bì làm tá”. Cam nhập Tỳ, nếu Tỳ được bổ thì sẽ “kiên vận”, do đó dùng chích Cam thảo làm “sứ”. Tên gọi là “Bình vị”, nhưng chính là “hóa thấp”, “điều trường.”
24) Lục vị địa hoàng thang
Địa hoàng | 80g | Sơn thù du nhục | 40g | Can sơn dược | 10g |
Đan bì | 30g | Bạch phục linh | 30g | Trạch tả | 30g |
a) Phép dùngThục địa hoàng cửu chưng, cửu sái; Sơn thù du nhục tẩm rượu sao; Can sơn dược sao; Đơn bì tẩy rượu sao nhẹ; Bạch phục linh chế với sữa người; Trạch tả sao với muối và rượu. Tất cả nghiền thành bột luyện thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 đến 80 hoàn, hoặc sắc với nước uống như các thang khác.
b) Công dụng:trị Thận tinh bất túc, hư hỏa bốc lên trên, mặt sinh đóm, đầu mắt bị hoa, yết hầu táo, thống miệng lưỡi bị nứt nẻ, tai điếc răng lung lay, thắt lưng và chân bị đau buốt, gót chân đau, tiểu tiện bị bất cấm, di tinh mộng tinh, thủy dâng lên thành đàm, tự hãn, đạo hãn, vọng huyết tiêu khát, mạch xích bị hư đại, phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, trẻ con bị hư tổn…
c) Luận phươngthận hư tinh tiểu, hư Hỏa vọng hành, như vậy ắt trên thực dưới hư, trăm bệnh sinh ra từ đó. Phương này thoát thai từ Thậm khí hoàn, bỏ tinh tân nhiệt của Quế, Phụ mà chú trọng đến điền bổ: Địa hoàng Sơn du bổ huyết ích tinh nhằm làm cho thủy được tráng; Sơn dược Phục linh làm kiện Tỳ thẩm Thấp nhằm bồi dưỡng cho cái nguồn của thủy (bởi vì Tỳ vượng thì có thể vận hóa thức ăn để sinh ra tinh huyết); Đơn bì và Trạch tả làm thành huyết, bỏ độc, làm sơ thông cái trệ của thủy đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dụng Thục địa thủ đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dùng Thục địa hoàng làm “quân”; nếu hoạt tinh thì dùng Sơn thù du làm “quân” nếu tiểu tiện hoặc nhiều hoặc ít, hoặc xích hoặc bạch thì dùng Phục linh làm “quân”; nếu tiểu tiện lâm hoặc sáp thì dùng Trạch tả làm “quân”; nếu Tâm ý bất túc thì dùng Đơn bì làm quân; nếu bì phu bị khô rít thì dùng Hoài sơn dược làm “quân”: vai trò này tứ thông bát đạt, tùy cung đều thích hợp…
25) Thanh nga hoàn
Bồ cốt chỉ | 40g | Đỗ trọng | 40g | Hồ đào nhục | 30 trái | Đại can | 40g |
a) Phép dùngđây là phương của Thái bình huệ dân hoa tễ cục. Bồ cốt chỉ xoa với rượu và muối, Hồ đào nhục dùng luôn cả bì. Dùng mật luyện thành hoàn to, mỗi lẫn uống 1 hoàn và uống với rượu ấm khi bụng đói.
b) Công dụngích tính, trợ Dương, làm đen tóc, làm cho chân mạnh thêm, trị thận hư, đau lưng, phụ nữ có thai đau lưng, đau bụng…
26) Long đờm tả can thang
Long đởm thao | 4g | Sài hồ | 4g | Trạch tả | 4g | Mộc thông | 2g |
Xa tiền tử | 4g | Sinh địa hoàng | 2g | Đương quy vĩ | 2g | Chi tử | 2g |
Hoàng cầm | 2g | Cam thảo | 2g |
a) Phép dùng:đây là phương của Lý Đông Viên. Long đởm thảo sao rượu, Xa tiền tử sao, Sinh địa hoàng sao rượu, Đương quy vĩ tẩm rượu, Chi tử sao, Hoàng cầm sao rượu, có phương không dùng Sài hồ và Chi tử, có thêm Xích thục linh hoặc Sinh khương. Dùng 3 ly lớn nước sắc còn 1 ly, uống nóng xa bữa ăn.
b) Công dụngtrị Can kinh Thấp nhiệt bất lợi, hông sườn thống, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, cân nuy, Âm hộ thấp, nhiệt làm ngứa Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, hoặc trong bụng bị đau, tiểu tiện rít…
c) Luận phươnghông sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, tất cả đều thuộc chứng của Can hỏa; Cân nuy Âm hộ bị thấp, nhiệt làm ngứa sưng Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, tất cả đều là bệnh của Can kinh, vì thế dùng Long đởm thảo để tả cái hỏa của Can và Đởm, lại dùng Sài hồ làm phép dẫn đạo, dùng Cam thảo làm hòa hoàn, hoặc sắc với nước uống như các thang khác.
d) Công dụngtrị Thận tinh bất túc, hư hỏa bốc lên trên, mặt sinh đóm, đầu mắt bị hoa, yết hầu táo, thống miệng lưỡi bị nứt nẻ, tai điếc, răng lung lay, thắt lưng và chân bị đau buốt, gót chân đau, tiểu tiện bị bất cấm, di tinh mộng tinh, thủy dâng lên thành đàm, tự hãn, đạo hãn, vong huyết tiêu khát, mạch xích bị hư đại, phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, trẻ con bị hư tổn…
e)Thận hư tinh tiểu, hư Hỏa vọng hành, như vậy ắt trên thực dưới hư, trăm bệnh sinh ra từ đó. Phương này thoát thai từ Thận khí hoàn, bỏ tính tân nhiệt của Quế, Phụ mà chú trọng đến việc bổ: Địa hoàng, Sơn du bổ huyết ích tinh nhằm làm cho thủy được tráng; Sơn dược Phục linh làm kiện Tỳ thấm Thấp nhằm bồi dưỡng cho cái nguồn của thủy (bởi bì Tỳ vượng thì có thể vận hóa thức ăn để sinh ra tinh huyết); Đơn bì và Trạch tả làm thanh huyết, bỏ độc, làm sơ thông cái trệ của thủy đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dùng Thục địa hoàng làm “quân”; nếu hoạt tinh thì dùng Sơn thù du xích hoặc bạch thì dùng Phục linh làm “quân”; nếu tiểu tiện lâm hoặc sáp thì dùng Trạch tả làm “quân”; nếu Tâm ý bất túc thì dùng Đơn bì làm quân; nếu bi phu bị khô rít thì dùng Hoài sơn dược làm “quân”; vai trò này tứ thông bát đạt, tùy dùng đều thích hợp…
26) Long đởm tả can thang
Long đởm thảo | 4g | Sài hồ | 4g | Trạch tả | 4g |
Mộc thông | 2g | Xa tiền tử | 2g | Sinh địa hoàng | 2g |
Đương qui vĩ | 2g | Chi tử | 2g | Hoàng cầm | 2g |
Cam thảo | 2g |
a) Phép dùngđây là phương của Lý Đông Viên. Long đởm thảo sao rượu, Xa tiên tử sao, Sinh địa hoàng sao rượu, Đương quy vĩ tẩm rượu, Chi tử sao, Hoàng cầm sao rượu, có phương không dùng Sài hồ và Chi tử, có phương thêm Xích phục linh hoặc Sinh khương. Dùng 3 ly nước sắc còn 1 ly, uống nóng xa bữa ăn.
b) Công dụng:trị Can kinh thấp nhiệt bất lợi, hông sườn thống, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, tất cả đều thuộc chứng của Can hoả, Cân nuy Âm hộ bị thấp, nhiệt làm ngứa sưng Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, tất cả đều là bệnh của Can kinh, vì thế dùng Long đởm thảo đẻ tả cái hỏa của Can và Đởm, lại dùng Sài hồ làm phép dẫn đạo, dùng Cam thảo làm hoà hoãn; dùng cầm, chi, thông trạch, Xa tiền làm “tá” để cho tiền Âm được đại lợi, tạo thành con đường để cho khí Thấp nhiệt đi ra ngoài. Tuy nhiên, tất cả đây chỉ là các vị làm tả Can, bệnh khỏi, nhưng Can cũng bị “thương”, vì thế nên dùng thêm Đương quy, Sinh địa bổ huyết, dưỡng Can. Ta thấy đây chính là 1 phương tả Can mà ngược lại, lại “bổ” Can, nó có cái vi điệu của vấn đề “tiêu bản”.
Ngoài phương của Lý Đông Viên nói trên, còn có phương của Chứng trị chuẩn thằng, của Y tông kim giảm...
27) Quy tỳ thang
Đương qui thân | 4g | Nhân sâm | 8g |
Bạch phụ linh | 8g | Hoàng kỳ | 8g |
Long nhãn nhục | 8g | Bạch truật | 8g |
Toan táo nhân | 8g | Can thảo | 2g |
Than mộc khương | 2g | Viễn chí | 4g |
a) Phép dùngđây là phương của Tế sinh. Đương quy thân tẩy bằng rượu; có bản thay Phục linh bằng Phục thần Hoàng kỳ sao; Bạch truật thổ sao; Toan Táo nhân sao rồi nghiên; Cam thảo chích; Viễn chí bỏ tâm. Có phương không dùng Nhãn sâm và Đương quy. Cho thêm từ 3 đến 5 miếng sinh khuâng và 1 đến 2 trái táo bổ ra, dùng nước sắc, uống ấm không kế giờ nào. Nếu thiếunhi bị nhọt nhiệt, cho cả mẹ con đều uống.
b) Công dụngtrị ưu tư thương Tỳ, huyết hư phát nhiệt ăn ít, thân thể mệt mỏi, hoặc Tỳ hư không nhiếp được huyết đến nỗi nó phải vọng hành, hoặc bị kiện vong, hồi hộp ít ngủ, hoặc Tâm Tỳ tác thống, tự hạn, đạo hạn, hoặc tay chân đau nhức, đại tiện không điều, hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đúng kỳ, đàn bà có thai bị uất kết làm thương Tỳ, hoặc nhũ mẫu bị 2 kinh Tâm Tỳ có nhiệt, nhọt không kẻo vảy, hoặc vết nhọt ửng đỏ, hoặc môi bị nhọt.
c) Luận phươngtâm tàng thần và sinh huyết. Tỳ tàng ý và thống huyết, con người nhiêu tư lự thì cả 2 tạng sẽ bị "thương" làm cho huyết không quy kinh, Tâm huyết bất túc thì thích nằm, ít ăn, thân thể mệt mỏi, tứ chi bị đau. Nếu Tỳ không thống được huyết làm cho huyết bị vọng hành, nếu nặng thì khí uất làm cho Tâm Tỳ bị thoảng, nếu là ở phụ nữ thì sẽ làm cho có đái hạ và nguyệt kinh không điều. Phương này dùng tính cam ôn của sâm, linh, kỳ, truất và chính thảo làm bổ Tỳ. Dùng tính nhu nhuận của Long nhãn, Táo nhân, Quy thân, Viễn chí làm "dưỡng" Tâm. Dùng Mộc hương làm "tá", đó là vì tư lự làm cho thương khí, khí của Tam tiêu bị trở tắc, dựa vào tính tuyên sướng của Mộc hương để điều khí, thực tỳ. Được vậy thì khí hòa, khí hòa thì huyết hòa, vả lại, bình Can có thể thực Tỳ, làm cho huyết đang tán ra ngoài sẽ "quy" vào trung châu, nghe theo sự thống nhiếp của kinh Thái âm. Đó là lý do tại sao gọi thang này là "Quy Tỳ" vậy.
28. Hoàng kỳ Kiến trung thang
a) Phép dùng :đây là phương của Kim quỹ yếu lược. Phương này chính là phương của Tiểu Kiến trung thang gia thêm Hoàng kỳ 1 lượng 5. Phép dùng cũng giống với Tiếu Kiến trung thang, nếu trong bụng bị mãn thì bỏ táo, gia thêm Phục linh 1 lượng 5. Muốn trị Phế bị hư tốn bất túc, bổ khí gia thêm Bán hạ 3 lượng.
b) Công dụng :trị các chứng bất túc do hư lao lý cấp.
c) Luận phươngtiểu Kiến trung thang là phép dùng cam ôn để phù trợ Tỳ Vi. Nó đi từ trung cung để người xưa còn lo chưa đủ sức vì thế mới cho Vị Hoàng kỳ là vị đại bổ nguyên khí nhằm củng cố lực lượng mạnh hơn. Tất cả các chứng ngũ lao thất thương, hư tổn sẽ nhờ đây mà phục hồi trở lại. Tuy nhiên, Hoàng kỳ lại là vị thuốc có tính "trệ", nếu nó trệ ở Vị thì làm cho khí đoàn, hung mãn, vì thế gia thêm Sinh khương để làm cho nó vận hành, nếu trệ ở Trường thì cho bụng mãn, vì thế phải bổ táo và gia thêm Phục linh để cho nó thấm, nếu người có Phế hư sẽ làm cho khí phận càng suy và khó vận hóa, gia thêm Bán hạ để trợ. Như vậy là cả phương lẫn pháp đều hoàn bị vậy.
29) Hoắc hương chính khí hoàn
Hoắc hương | 72g | Đại phúc bì | 72g | Bạch chỉ | 72g |
Phục linh | 72g | Tử tô | 72g | Trần bì | 72g |
Bạch truật | 72g | Hậu phác | 72g | Bán hạ | 72g |
Khô cát cánh | 72g | Cam thảo | 0,4g |
a) Phép dùngđây là phương của Thái binh Huê dân Hòa tế cuộc. Bạch truật thổ sao, Hậu phác chế gừng, Cam thảo chính. Đây là 1 phương có thể dùng ở dạng "thang", "hoàn" hoặc "tán ' đều được. Mỗi lần dùng 5 tiền, uống không cần theo thời. Nếu sắc uống, ta dùng thêm 3 miếng gừng, 3 trái táo để sắc. Nếu nhiệt đa gia Hoàng liên, hàn đa gia Can khương, nếu bị thông trướng bỏ Đại táo, gia Đăng tâm, nếu đàm thực khí trệ bỏ Bạch chỉ; gia Mộc hương.
b) Công dụngtrị ngoại cảm lưỡng hàn, nội thương ấm thực, ố hoàn tráng nhiệt, đầu thống, ẩu nghịch, hung bứt rứt, bụng trướng, ho đàm, khí suyễn, thương lãnh, thương thấp, thương thử, hoắc loạn, thổ tả, sốt rét, lỵ, khí sơn lam chướng lệ, không chịu thủy thổ....
c) Luận phươngkhí bất chính của 4 mùa, do từ miệng mũi đi đến Trường Vị, cho nên không cần dùng phép phát hãn để giải biểu nhưng dùng Hoắc hương để tiêu tán và dẫn đạo để làm hòa hoãn ở "lý", kiêm dụng loại dược của trung thổ để phù trợ, do đó nó là loại phương thông dụng trị mọi thứ bất chính của 4 mùa...
30. Ngũ tử Dân Tông Hoàn
a) Phép dùngđây là phương của Chủ Đơn khê. Tất cả phơi khô nghiền thành bột, luyện với mật thành hoàn, to như hạt ngô đông. Dùng đúng ngày mùa xuân dùng vào sửu vị; mùa thu dùng vào Nhâm quý, Hợi Tý; mùa đông dùng vào Giáp Ất, Dần Mão. Kỵ những vị sư, ni, quan (góa vợ), quả (góa chồng), và cũng đừng cho súc vật như chó gà trông thấy. Mỗi lần uống 90 hoàn lúc bụng trống, trước khi lên giường uống 50 viên với nước nấu chín, hoặc nước muối, mùa đông dùng rượu ấm để uống… Người thường di tinh thì bỏ Xa-tiền tử, thêm Liên-tử.
b) Công dụngthiêm tinh, bổ tủy, ích Thận.
31. Ngũ vị di công tán
Nhân sâm | Bạch truật | Phục linh | Cam thảo | Trần bì |
a) Phép dùngphương này của Tiên Ất. Các vị trên dùng phân lượng đều nhau, sắc với nước uống. Nếu mẹ bị bệnh làm ảnh hưởng đến con thì cả mẹ con đều uống.
b) Công dụngtrị tiểu nhi khí hư, khí trệ, Tỳ Vị hư nhiệt, miệng lưỡi sinh nhọt, hoặc lưỡi chảy nước bọt, giật mình ho đàm, lúc ngủ mắt bị lộ đồng tử ra, tay chân đều lạnh: ăn uống ít, thổ tả không ngừng.
32. Hoàn-đái thang
Bạch truật | 10g | Sơn dược | 10g | Nhân sâm | 8g | Bạch thược | 20g |
Xa tiền tử | 12g | Thương truật | 12g | Cam thảo | 4g | Trà bì | 2g |
Kinh giới tuệ | 2g | Sài hồ | 2,4g |
a) Phép dùng:đây là phương của Nữ khoa của Phó Thanh chú. Bạch truật thổ sao, Bạch thược tửu sao, Xá tiền tử tửu sao, Thương truật chế, Kinh giới tuệ sao đen. Sắc với nước uống, uống 2 tế thì giảm nhẹ, 4 tễ dứt, 6 tễ dứt hẳn.
b) Công dụngtrị Bạch đái hạ.
c) Luận phươngđây là phương đông trị 3 kinh Tỳ, Vị và Can, lấy cái bổ ở tán, lấy cái tiểu ở thăng mở nâng cái khí của Can Mộc, như vậy Can huyết sẽ không bị táo, làm sao có thể đi xuống đến phía dưới để khắc được Tỳ Thổ? Nó bổ ích cai "nguyên khí" của Tỳ Thổ như vậy Tỳ khí sẽ không bị Thấp, như vậy rất dễ làm tiêu thủy khí. Còn như nói rằng đây là bổ Tỳ kiêm luôn bổ Vị, đó là chữa đi từ lý ra đến biểu...
33) Bổ trung ích khí thang
Hoàng kỳ | 4g | Nhân sâm | 1,2g | Cam thảo | 2g | Đương qui thân | 0,8g |
Quýt bì | 0,8g | Thăng ma | 0,8g | Sài hồ | 0,8g | Bạch truật | 1,2g |
a) Phép dùngHoàng kỳ nướng mật, Nhân sâm, nếu bị ho thì không dùng, nếu khí hư thì có thể thêm đến 1 tiền, Cam thảo chích, có thể tăng lên đến 1 tiền, Đương quy thân chế với rượu, có phương ghi là thổ sao, Bạch truật thổ sao, nếu dưới sườn bị đau, đó là có ứ huyết, nên dùng sống. Sắc với nước thêm 3 miếng gừng, 2 trái táo, bỏ xác, uống nóng bụng trống (tùy chứng gia giảm).
b) Công dụngđây là phương của Lý Đông Viên. Phương này trị khí hư, khí thiếu, khí cao, khí suyễn, nội thương lao nhọc mệt mỏi, Âm hư phát nhiệt, đầu thống, miệng khát, biểu nhiệt tự hạn, sợ gió, sợ lạnh, lười biếng nói, ít ăn, ăn không mùi vị, Tâm phiền, mạch đại. Nói chung thuộc Tỳ Vị hư nhược, nguyên khí bất túc...
c) Luận phươngphương này chuyên trị sự lao nhọc làm thương Tỳ, cốc khí bất thắng, Dương khí hãm xuống, Âm trung phát nhiệt. Khí phong hàn làm thương bên ngoài đối với ‘hình’ gọi là Hữu dư, Tỳ Vị làm thương bên trong, đối với ‘khí’ gọi âm bất túc. Vì thế nên, chúng ta tuân theo lời nói của Nội kinh : Lao thì ôn, tổn thì ích... Dùng Hoàng kỳ giúp bì mao, làn vững tấu lý, dùng Nhân sâm bồi bổ trung cung để bổ ‘nguyên khí’; dùng Bạch truật để Kiện Tỳ ; dùng Đương quy để hành huyết ; lại dùng Trần bì để thông ; dùng Cam thảo để hòa. Nếu như thanh khí trong Vị bị hạ hãm thì dùng Thăng ma, Sài hồ, tức là dùng loại khí khinh, vị bạc để thăng. Đối với thang ‘bổ trung’ thì ‘sâm’ đóng vai trò ‘phát biểu’ vậy mà trung khí an ; đối với thang ‘ích khí’ thì ‘sâm’ đóng vai trò thanh khí để rồi khí được bồi bổ thêm. Phàm khi Tỳ Vị bị bất túc thì nó ưa cam ghét khổ, ưa bổ ghét công ‘đánh nhau’, ưa ôn ghét hàn, ưa thông ghét trệ, ưa thăng ghét giáng, ưa táo ghét thấp. Thang này rất thích hợp cho những điều vừa kể trên. Duy thang này không thích nghi với Can và Thận. Đó là vì Âm hư ở dưới không lên làm cho thăng lên, Dương hư ở dưới lại càng không nên (tối kỵ). Nếu như mạch ở lưỡng xích bị hư, vi hoặc trong Thận bị thủy kiệt, hoặc Mệnh môn hỏa suy, mà chúng ta dùng nhầm thang này thì ví như cây to đang lung lay mà ta chắt đứt cái gốc của nó. Ngoài ra, như biểu không kín, vững (cố), hạn không liễn hoặc bên ngoài không có biểu tà. Âm hư mà phát nhiệt hoặc Dương khí vô căn, hoặc Tỳ Phế hư, khí dồn dập mà thủy kém hỏa ‘kháng’, ói máu, hoặc tứ chi quyết nghịch. Dương hư đang muốn thoát... tất cả các chứng này đều không thể dùng phương này.
34) Thần hiệu thác lý tán
Hoàng kỳ | 180 g | Nhân đông đàng điệp | 180g |
Đương qui | 57,6g | Cam thảo | 32g |
a) Phép dùngtất cả nghiền thành bột, mỗi lần dùng 5 tiền, sắc với 1 chén rượu còn 1 chén. Nếu bệnh ở trên thì uống sau khi ăn, nếu bệnh ở dưới thì uống trước khi ăn, lấy xác đắp lên bên ngoài... Đây là phương của Ngoại khoa tinh yếu.
b) Công dụngtrừ mủ, trị ung thư, phát bối, trương ung thư, phát bối, trường ung, nhũ ung, các loại vô danh ung độc ghét hàn phát nhiệt.
35) Tử tô tán
Tử tô diệp | 36g | Tang bạch bì | 36g |
Xích phục linh | 36g | Tân lang | 36g |
Mộc thông | 36g | Cam thảo | 30g |
Tử uyển | 28g | Tiền hồ | 30g |
Bạch hợp | 30g | Hạnh nhân | 30g |
a) Phép dùng :Xích phục linh bỏ bì, Mộc thông bỏ bì, Cam thảo chích, Tiền hồ bỏ lô, Hạnh nhân bỏ bì và đầu nhọn. Sắc với 1 chung rưỡi nước, mỗi lần uống 8 tiền, bỏ thêm 5 miếng Sinh Khương, sắc còn 1 chung, bỏ xác, uống ấm không kể giờ.
b) Công dụngđây là phương của Chứng tri chuẩn thằng. Nó trị cước khí thượng xung, Tâm hung ung tắc, bứt rứt, ngủ không yên giấc...
36) Sâm Tô Ẩm
Nhân sâm | 30g | Tử tô ngang diệp | 30g |
Căn cát | 30g | Tiên hồ | 30g |
Bán hạ | 30g | Xích phục linh | 30g |
Chi xác | 20g | Trần bì | 20g |
Khổ cát cánh | 20g | Cam thảo | 20g |
a) Phép dùngđây là phương của sách Dị-giản. Cát-cát tẩy, Tiền-hồ bỏ lô, Bán-hạ rửa bằng nước nóng 7 lần. sao bằng nước gừng, Xích Phục-linh bỏ bì, Chỉ-xác bỏ múi, sao với trấu, Trần-bi bỏ bạch, Khổ Cát-cánh bỏ lô, sao, Cam-thảo chích. Có phương có Mộc-hương, 5 tiền, có phương bỏ Nhân-sâm gia Xuyên-khung.
b) Công dụngtrị cảm mạo Phong hàn, Đầu thống phát nhiệt ổ hàn, kinh Phong phiền muộn, ói, đàm nhiệt làm co rút, ho khí nghịch, chảy nước mũi, mạch nhược không mồ-hôi, sán hậu cảm mạo, ho. Sắc với nước, cho thêm 2 miếng gừng, 1 trái táo, sắc 1 chén còn 7 phân, bỏ xác uống nóng không kể giờ, nhằm lấy mồ-hôí .
c) Luận phươngphương này chính là sự thay đổi từ phương Khung-tô tán bỏ Xuyên-khung, Sài-hồ lấy Nhân-sâm Tiển-hồ. Phong-hàn cám mạo tại Phế-kinh, dùng thang này để tán bì mao bên ngoài, tuyển-thông Phế-khí bên trong. Khi tà khí đánh vào thì khí sẽ hư. Vì thế đùng cái bổ của Nhân-sâm làm "quân"; dùng cái tán của Tô-diệp, Cát-căn, Tìên-hồ làm "thần"; dùng Chỉ, Xác, nhị Trần để làm tá, dùng Khuông, Táo để điều biểu-khí. Khi mà biểu lý được hòa thì anh tự trừ. Người xưa có thuyết cho rằng "dùng Khung-tô tán mà không giải được thì dùng Sâm-tô ấm", ý muốn nói rằng Nhân-sâm có công-năng kiêm bổ. biết đâu rằng nó lại có 2 đường đi cà khí lẫn huyết.
37. Bổ Huyết Thang
Hoàng kỳ | 10g | Đương qui | 20g |
a) Phép dùngđây là phương của sách Nghiêm-phương Hoàng-kỳ nướng, dùng nước sắc sệt ra, gia Trầm-hương 5 phân (mài thành trâu).
b) Công dụngtrị thái khiếu xuất huyết.
38) Trư đề thang
Hoàng cầm | Khương hoạt | Lọ phong phòng |
Đương qui | Sinh cam thảo | |
Xích thược dược | Hương bạch chỉ |
a) Phép dùng:đây là phương của sách Chứng tri chuẩn thằng. Hoàng cầm bỏ tâm, Hương Bạch chỉ không cho gần lửa, Lộ phòng phong nếu có con nhiều càng tốt. Nghiền thành bột, tùy chứng lớn nhỏ mà dùng dược nhiều hay ít, dùng 1 cái giò heo trước, cho vào 6 chén nước nấu cho đến khi mềm mới thôi, lọc lấy nước trong bỏ xác, thổi gạt ra lớp mỡ trên mặt, lúc bấy giờ dùng 1 lượng thuốc bột cho vào trong nước tráp, xong rồi lại dùng lửa riu riu nấu sôi hơn 10 dạo, loại bỏ xác… (tùy chứng mà sử dụng)…
b) Công dụng:trị ung thũng, thoát nhục, các ung độc có mủ, làm sống lại cơ nhục bị hủ, thối…
39) Sinh hóa thang
Đương qui | 32g | Xuyên khung | 12g | Đào nhân | 14 hột |
Hoắc hương | 2g | Cam thảo | 2g |
a) Phép dùngđây là phương của Phó Thanh chủ. Đào nhân bỏ bì, góc nhọn, nghiền nhỏ, Cam thảo chích. Uống với rượu hoặc sắc.
40) Tục mệnh thang
Ma hoàng | 30g | Nhân sâm | 30g | Quế chi | 30g |
Can khương | 30g | Thạch cao | 30g | Đương qui | 30g |
Xuyên khung | 15g | Hạnh nhân | 40 trái | Cam thảo | 30g |
a) Phép dùngcó phương thay Quế chi bằng Quế tâm, Cam thảo chích, thay Hạnh nhân bằng Bạch truật. Có phương không có Nhân sâm, có Phòng Phong, Hoàng cầm, Thược dược. Dùng nước 1 đấu sắc còn 4 thang, uống ấm 1 thăng ra mồ hôi nhẹ, nếu không thì uống thêm, đừng ra gió.
b) Công dụngđây là phương trong Cổ kim lục nghiêm phương, trị trung Phòng làm cho thân thể khó có duỗi, miệng không nói được, không nằm được, ho nghịch khí nghịch, mặt mắt bị thũng…
c) Luận phươngđây là thang chủ phương trị về trung Phong. Trúng Phong có hư, có thực. Hư do từ ấm thực, phòng lao, thất tình… Thực do từ Phong hàn thử Thấp làm thương, cảm… Phép trị không thể sai lầm được. Nay gọi là “Trúng phong phi”, đó là nói đến “thực tả” ở vinh vệ. Bệnh này do phương này làm chủ, nhằm khử Phong, giải biểu, an bên trong mà xua bên ngoài, từ trên xuống dưới. Trong phương, dùng Ma hoàng, Quế chi, Can khương, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo nhằm làm phát Phong tả ở phần cơ biểu, kiêm liệu lý cái nhiệt đang uẩn súc bên trong. Ngoài ra còn dùng Đương quy để hòa huyết, Nhân sâm để ích khí, dùng Xuyên khung để hành huyết tán Phong, Ma hoàng và Thạch cao còn xuyên qua cân cốt, thông kinh lạc, điều vinh vệ, ra tà khí ở cơ biểu, làm cho khí bên trong đạt ra đến ngoài, xoay chuyển trong toàn thân, xua đuổi tà khí 1 cách chu đáo. Sở dĩ gọi tên là “Tục mệnh thang”, dụng ý rất sâu sắc, còn như nói rằng nó còn kiêm chữa được chứng ho nghịch thương khí, trị được diện mục phù thũng thì đó cũng là vai trò sơ giải cho Phế kinh mà thôi. Phương này còn được ghi trong các sách Chứng trị chuẩn thằng và Thâm sư.
41) Bảo hòa hoàn
Sơn tra nhục | 20g | Bán hạ | 10g |
Thần khúc | 10g | Mạch nha | 10g |
Bạch phục linh | 10g | Liên kiều xác | 20g |
Lá bặc tử | 20g | Hoàng liên | 20g |
a) Phép dùngđây là phương của Chu Đan Khê. Sơn tra nhục ngâm với nước gừng, Bán hạ chế gừng, Quýt hồng sao, Thần khúc sao, nếu đại tiện ra huyết nên dùng Hoàng liên sao với nước gừng. Có phương không có Hoàng liên, có phương không có Phục linh, Liên kiều xác, La bặc tử. Nghiền thành bộtluyện thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 2 đến 3 tiền.
b) Công dụnghòa huyết, bổ huyết, trị thực tích, tửu tích, đàm ẩm, hung cách bĩ mãn, ợ chua, tiết tả bụng và ngược ly.
c) Luận phươngtrong phương ta có Mạch nha làm thương Thận, La bặc tử làm thương khí của Phế và Vị, e rằng nó không phải là loại có thể uống lâu dài, nên đổi lại là Chỉ thực và Hương phụ tử, công dụng không khác nhau mà không đến nỗi làm phạm đến chân khí của Tiên thiên và Hậu thiên.
42) Giải độc hoàn
Bản lam căn | 40g | Sinh cam thảo | 10g |
Quán chúng | 10g | Thanh đại | 10g |
a) Phép dùngđây là phương của Tam nhân cực nhất bệnh chứng. Bản lam căn khô thì rửa sạch rồi phơi khô lại. Quán chúng bỏ lông, nghiền tất cả thành bột, luyện mật thành hoàn to như hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng khoảng 15 viên. Có nhiều phương cùng tên.
b) Công dụngtrị chứng ăn nhầm loại rau cỏ có độc.
(Theo cimsi)