Trong quá trình thực hiện công tác trị liệu bằng châm cứu, vấn đề bổ tả đóng vai trò quan trọng. Dĩ nhiên, tùy thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể mà ta có những phép bổ tả khác nhau. Để tiện việc thực hiện tốt việc bổ tả, xin tạm đưa ra một số phương pháp bổ tả, giúp phần nào cho người làm châm cứu trong lúc thực hành. Các phương pháp này được rút ra một cách tóm tắt trong các sách xưa nay.
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh có nhiều kết quả, phạm vi ứng dụng rộng rãi, ngày một phát triển dưới những hình thức vô cùng phong phú.
KHÁI NIỆM (20/05/2009) Trang in Trang in “Tạng” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể “Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là “tạng tượng”.
I-Định nghĩa Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.Trong y học người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.
I - ĐỊNH NGHĨA Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng thuốc và để tiến hành công tác bào chế thuốc.
I - ĐỊNH NGHĨA Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể, kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu; lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng lục phủ, can mạch, cơ nhục, xương vv… kết thành một chính thể thống nhất.
I. ĐỊNH NGHĨA Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.