Tên gốc: Lorazepam
Biệt dượcATIVAN
Nhóm thuốc và cơ chế: Lorazepam là một thuốc chống lo hãi thuộc nhóm benzodiazepin, nhóm thuốc này còn có diazepam (VALIUM), alprazolam (XANAX), clonazepam (KLONAPIN), flurazepam (DALMANE) và nhiều thuốc khác. Lorazepam và các benzodiazepin khác nâng cao tác dụng của acid gamma-aminobutyric (GABA) trong não. GABA là một chất dẫn truyền thần kinh. GABA ức chế hoạt động của nhiều dây thần kinh trong não, và người ta cho rằng hoạt động quá mức ấy là nguyên nhân gây lo hãi hoặc một số rối loạn tâm thần khác. Vì lorazepam được bài xuất khỏi máu nhanh hơn nhiều benzodiazepin khác, nên ít có khả nǎng nồng độ lorazepam trong máu sẽ đạt tới mức cao và trở thành độc. Lorazepam ít tương tác với các thuốc khác hơn phần lớn các benzodiazepin khác.
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén (màu trắng) 0,5mg và 1mg, 2mg.
Bảo quản: nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng.
Chỉ định: Lorazepam được dùng điều trị rối loạn lo hãi, làm giảm nhất thời các triệu chứng lo hãi hoặc lo hãi liên quan với trầm cảm. Tác dụng của lorazepam và các benzodiapin khác khi dùng quá 4 tháng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Lorazepam cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ ở bệnh nhân bị mất ngủ, điều trị cơn hoảng loạn và dùng làm thuốc bổ trợ để ngǎn ngừa nôn và buồn nôn ở bệnh nhân đang dùng hóa trị liệu điều trị ung thư.
Cách dùng: liều lorazepam phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Phác đồ dùng thuốc 2 hoặc 3 lần/ngày, đôi khi được chỉ định cho bệnh nhân bị lo âu liên tục hoặc dùng khi đi ngủ để điều trị mất ngủ. Một cách khác, lorazepam có thể được kê đơn trên cơ sở "khi cần thiết", thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân dùng lorazepam khi bệnh nhân cảm thấy lo âu.
Tương tác thuốc: Lorazepam và tất cả các benzodiazepin khác tương tác với các thuốc và ma tuý làm chậm tốc độ xử lý của não như rượu, barbiturat và thuốc ngủ. Đã có những trường hợp buồn ngủ rõ rệt khi dùng lorazepam cho bệnh nhân đang uống thuốc an thần loxapin (LOXETINE); chưa rõ liệu rút cuộc đây có phải là một tương tác thuốc hay không, nhưng mối lo ngại này là sự thực.
Đối với phụ nữ có thai: Lorazepam và các benzodiapin khác gây tổn thương thai nhi, bao gồm dị tật bẩm sinh khi dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Tốt nhất nên tránh lorazepam trong ba tháng đầu và nếu có thể thì trong suốt cả thời kỳ thai nghén.
Đối với bà mẹ cho con bú: chưa rõ liệu lorazepam có bài tiết ra sữa mẹ hay không.
Tác dụng phụ: tác dụng phụ đáng lưu ý hay gặp nhất với lorazepam là gây ngủ (gần 1/6 số người dùng), chóng mặt (1/15), yếu và lảo đảo. Một số tác dụng phụ khác bao gồm trầm cảm, mất định hướng, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
Giống như tất cả các benzodiazepin khác, lorazepam có thể gây phụ thuộc thể xác. Ngừng thuốc đột ngột sau một vài tháng dùng thuốc liên tục hằng ngày có thể gây cảm giác mất tự tin, kích động và mất ngủ. Nếu dùng lorazepam liên tục quá một vài tháng, ngừng thuốc đột ngột có thể gây co giật, run, chuột rút cơ, nôn và/hoặc ra mồ hôi.
(Theo cimsi)