Tên gốc: Olanzapin
Biệt dượcZYPREXA
Nhóm thuốc và cơ chế: Olanzapin là thuốc điều trị nhiều chứng loạn thần bao gồm tâm thần phân liệt. Thuốc có cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng tương tự clozapin (CLOZAPRIL). Giống như clozapin, olanzapin phong bế thụ thể của nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thuốc gắn với các thụ thể alpha-1, dopamin, histamin H-1, muscarin và serotonin typ 2 (5-HT2).
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén 5, 7,5 và 10mg.
Bảo quản: nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng 15-30oC.
Chỉ định: Olanzapin được dùng điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Cách dùng: Olanzapin thường được dùng 1 lần/ngày, với liều được điều chỉnh cho đến khi tìm ra liều tối ưu. Có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng đồ ăn. Người nghiện thuốc lá cần liều cao hơn.
Tương tác thuốc: làm giảm hoặc tăng nồng độ trong máu: Carbamazepin (TEGRETOL) có thể làm giảm đáng kể nồng độ olanzapin trong máu, có thể cần liều olanzapin cao hơn. Những thuốc khác cũng có thể làm giảm nồng độ olanzapin trong máu là omeprazol (PRILOSEC) và rifampin. Cimetidin (TAGAMET), ciproploxacin (CIPRO), diltiazem (CARDIZEM, DILACOR, TIAZAC), erythromycin và fluvoxamin (LUVOX) lại có tác dụng ngược lại, chúng làm tăng nồng độ olanzapin trong máu và có thể cần giảm liều.
Hạ huyết áp: Olanzapin có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng, có thể gây chóng mặt. Dùng olanzapin cùng với diazepam (VASLIUM), các thuốc khác cùng họ benzodiazepin hoặc cồn ethylic có thể làm nặng thêm tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng do olanzepin gây ra.
Đối với phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ về olanzapin trên phụ nữ có thai. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy không có ảnh hưởng quan trọng đến thai nhi, trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ ra tác dụng có hại. Có thể dùng olanzapin cho phụ nữ có thai nếu thầy thuốc cảm thấy cần thiết.
Đối với bà mẹ cho con bú: chưa rõ liệu olanzapin có được bài tiết ra sữa mẹ hay không, nhưng những nghiên cứu trên động vật cho thấy olazapin được bài tiết theo đường sữa. Do đó, người ta khuyến nghị không dùng olanzapin cho bà mẹ đang nuôi con bú.
Tác dụng phụ: tác dụng phụ hay gặp nhất với olanzapin là chứng nằm ngồi không yên, táo bón, chóng mặt, đờ đẫn, hành vi đáng chê trách, tụt huyết áp tư thế đứng và tăng cân. Khoảng 1/20 số bệnh nhân bị những tác dụng phụ này.
Rối loạn cử động: tác dụng ngoại tháp (co giật đột ngột, thường xuyên, cử động vô thức của đầu, cổ, cánh tay, thân mình hoặc mắt) có thể xảy ra khi dùng olanzapin. Rối loạn cử động muộn (cử động vô thức của miệng, lưỡi, hàm hoặc mi mắt) có thể xảy ra ở 1/100 bệnh nhân dùng olanzapin. Một số trường hợp có thể phục hồi. Khả năng bị rối loạn cử động muộn tăng khi điều trị kéo dài.
(Theo cimsi)