Nghe danh y Nguyễn Bá Nho với bài thuốc đặc trị ung thư, mới nghe người ta hình dung ra một bậc cao niên nghiêm nghị, trầm sâu và lạnh lùng. Chỉ khi đã tiếp xúc rồi, khuôn mặt phúc hậu, tính tình giản dị, ôn hòa trong giao tiếp mới thấy đây là một thầy thuốc vui vẻ, thân thiện, một người luôn hết mình vì sức khỏe của bệnh nhân.
Nhiều cán bộ được cử tham gia Đề án 1816 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được sự tin yêu, quý mến của nhân dân các địa phương.
Trong căn nhà nhỏ, không quá tồi tàn nhưng cũng chưa thể là sang trọng ở một ngách của phố Thái Thịnh (Hà Nội), PGS.TTƯT. Vũ Quang Bích đang làm việc. Ông đang chữa lại một bài báo trước khi chép lại sạch sẽ để gửi đi.
Dân xã A Bung (huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị) thường gọi y sĩ Hồ A Trê bằng cái tên âu yếm - “Giàng y tế”. Danh xưng ấy gắn với hành trình người thầy thuốc vùng cao lấy ánh sáng y đức để “thu phục nhân tâm”, và người dân tôn “Giàng y tế” của mình là bác sĩ.
Ở bất cứ nơi đâu trên thế gian này, khi có dịch bệnh hoành hành thì ở đó ngay lập tức xuất hiện những tấm gương cao đẹp của người thầy thuốc. Họ lao vào tâm dịch để tham gia chữa trị, hướng dẫn người dân cách phòng chống, động viên an ủi gia đình người bệnh và tiến hành các nghiên cứu khoa học.
Tôi được nghe kể về ông cách đây đã khá lâu, tại buổi lễ phát động cuộc vận động sưu tầm và giao tặng kỷ vật kháng chiến của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong số kỷ vật được mang ra giới thiệu hôm ấy, có cuốn nhật ký của một cựu tù Côn Đảo, kể về những tháng ngày gian khổ sống trong lao tù.
Bác sĩ Phan Xuân Khôi sinh ra trên quê hương đất lửa Quảng Bình, nơi có dòng sông Gianh chảy qua. Hình ảnh quê hương có dòng sông thơ mộng và danh thắng nổi tiếng có một không hai của thế giới là động Phong Nha luôn ghi đậm trong tâm trí vị bác sĩ giàu lòng nhân ái.
Từ tỉnh lỵ Quảng Nam, chúng tôi “thượng sơn” bằng “ngựa sắt” gần 200 cây số trong 8 giờ đồng hồ, hơn nửa đường là đèo dốc hiểm trở, băng qua nhiều đoạn vừa sạt lở trong mùa mưa, đất đá cây rừng đổ ngã ngổn ngang… mong gặp được Trung úy quân y Trương Văn Hoàng, Ðồn biên phòng 653, người vinh dự được đồng bào các bản làng xã La Ê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam quý trọng gọi là “người Giàng”.
Theo tay anh chỉ, tôi chưa kịp ngồi xuống ghế thì tiếng nhạc chuông điện thoại đã lại vang lên: “Em ở đầu sông, anh cuối sông...”. Anh đưa tay với chiếc máy trên đống giấy tờ ở bàn làm việc, sau tiếng “a lô” là sự lắng nghe đến im lặng. Đóng máy, anh quay sang bảo tôi: “Lại phải xin lỗi và lỡ hẹn anh rồi. Một ca mổ cấp cứu đang cần tôi...”.