Vào mùa nắng nóng thường xảy ra viêm ruột hoại tử ở trẻ em. Tổn thương chủ yếu là hoại tử ruột và nhiễm độc nặng nên trẻ rất dễ tử vong. Trẻ em biếng ăn, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm rất dễ mắc bệnh.
Viêm VA (Vésgétations Adénoides) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi. Tỷ lệ viêm VA chiếm khoảng 20-30% trong số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Bà mẹ đang nuôi con nhỏ nào cũng sợ con bị còi xương, ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, không phải cứ ăn thật nhiều nước hầm xương, uống bổ sung canxi... là có tác dụng, ngược lại có thể gây hại cho thận nếu bổ sung thừa canxi.
Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
Hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng (1 và 2-6) vừa qua, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã báo động về sự mất cân đối dinh dưỡng hiện nay, nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Trong đó, đáng quan ngại là thiếu máu, sắt, i-ốt.
Cơn khóc dai dẳng ở trẻ sơ sinh, được gọi là colic, thường khiến các bậc phụ huynh “xé gan xé ruột”.
Thời gian gần đây, số học sinh bị mắc rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 150 - 200 trường hợp đến khám, xin tư vấn và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Trong số đó, khoảng 5 - 10% phải nhập viện điều trị có nguyên nhân do áp lực học tập, thi cử.
Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virut) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với VX ở người lớn. Vậy chúng ta cần làm gì khi trẻ bị VX?
Rôm sảy là danh từ dân gian được dùng để chỉ một tình trạng viêm da hay gặp vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Rôm sảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vậy cần phải phòng và điều trị bệnh như thế nào?
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...).
Chế độ ăn của mẹ chứa nhiều chất nồng làm thay đổi mùi vị sữa, trẻ bệnh, còi xương, cách cho bú mẹ không đúng,…là những nguyên nhân khiến trẻ đột ngột lười bú mẹ.
Việc duy trì một thân nhiệt ổn định sẽ giúp trẻ sơ sinh có được sức khỏe toàn diện và phát triển bình thường.
Thời tiết nóng bức khiến bé mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, nhất là những bé dưới 3 tuổi.
Tuy móng tay của các bé mềm mại và dễ uốn hơn móng của người lớn nhưng không nghi ngờ gì là nó vẫn rất sắc bén. Một đứa trẻ mới sinh sẽ khó mà kiểm soát việc quơ tay chân của mình, dẫn đến việc các bé tự cào mặt mình là không thể tránh khỏi.
Khi thấy con kêu nhìn mờ hay phát hiện thấy con ngồi gần màn hình khi xem tivi hoặc ở lớp, trẻ không nhìn rõ bảng, các bậc phụ huynh mới đưa con đi khám mắt.