Thậm chí nếu bạn từng trải qua phẫu thuật LASIK hoặc PRK như là một người trẻ tuổi và đạt được tầm nhìn hoàn hảo, bạn vẫn sẽ phát triển một tình trạng gọi là lão thị (presbyopia = bệnh viễn thị do lão hóa) thường bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 50.
Thấu kínk mắt cứng dần theo tuổi tác, kết quả là sự nhìn các vật gần bị lờ mờ. Lão Thị / viễn thị do lão hóa (Presbyopia) thường xẩy ra bắt đầu khoảng 40 tuổi, khi người ta cảm nhận thấy khả năng nhìn bị gần bị mờ đi khi đọc sách, may vá hoặc làm việc với máy tính
Mắt bị nhiễm trùng xảy ra khi các vi sinh vật có hại (harmful microorganisms) như vi khuẩn, nấm và siêu vi / virus xâm nhập vào bất kỳ một phần nào đó của nhãn cầu (eyeball) hoặc vùng lân cận. Điều này bao gồm lớp màng trên cùng trong suốt của mắt gọi là Giác Mạc (cornea), và màng lót mỏng, ẩm ướt bên ngoài mắt và bên trong mí mắt gọi là Kết Mạc (conjunctiva).
Người ta thường nói : “Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún”. Quả vậy, khi một đứa trẻ bị lé, cha mẹ thì lo bé bị xấu, bị bạn bè chế diễu; thầy thuốc thì lo về thị lực của bé. Vậy tại sao lại bị lé? Và lé có chữa được không?
Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.
Cườm nước là bệnh của thị thần kinh, tức là thần kinh truyền những hình ảnh từ mắt lên đến não. Thị thần kinh được cấu tạo bởi rất nhiều sợi thần kinh (giống như một sợi dây điện chứa rất nhiều các sợi đồng nhỏ).
Ăn nhiều đường làm bệnh cận thị nặng thêm . Người bị cận thị hạn chế ăn quá nhiều đường và đồ ngọt. Ăn nhiều đường ngọt là một yếu tố làm mắt cận thị. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều đường sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác, dẫn tới bệnh cận thị nặng thêm.
Vào khoảng từ 10 đến 15 năm nay, với những cuộc cách mạng về tin học thì cũng có những cuộc bùng nổ về phẫu thuật khúc xạ đã giúp ích cho hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tật khúc xạ. Sự gia tăng này được xem là một niềm phấn kích cho các nhà sáng tạo ra cũng như các chuyên khoa nhãn khoa.