Trong quá trình thực hiện công tác trị liệu bằng châm cứu, vấn đề bổ tả đóng vai trò quan trọng. Dĩ nhiên, tùy thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể mà ta có những phép bổ tả khác nhau. Để tiện việc thực hiện tốt việc bổ tả, xin tạm đưa ra một số phương pháp bổ tả, giúp phần nào cho người làm châm cứu trong lúc thực hành. Các phương pháp này được rút ra một cách tóm tắt trong các sách xưa nay.
A - BỔ TẢ ĐƠN
1. Bổ tả theo “Từ tật”
“Từ” có nghĩa là châm kim vào chậm, “tật” có nghĩa là khi châm kim vào phải nhanh, hoặc ngược lại, khi rút kim ra phải chậm, khi rút kim ra phải nhanh, tất cả tùy thuộc vào luận bệnh. Việc bỏ tả theo phương pháp này có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào “Tiểu châm giải” thì:
Bổ: “Từ nội: châm vào chậm” “tật xuất”: rút kim ra nhanh”
Tả: “Tật nội: châm vào nhanh” “từ xuất: rút kim ra chậm”.
Dù sao, việc châm vào rút ra nhanh hay chậm sẽ được phát huy rõ hơn trong các phương pháp bổ tả theo “phối hợp”.
2. Bổ tả theo đề sáp: châm vào rút ra:
Theo kinh điển thì phép Bổ tả được chia làm
Bổ: “Khẩn án” tức là khi châm vào như có sức nặng đè xuống. “Mạn đề” tức là khi rút kim ra phải nhẹ nhàng.
Tả: “Mạn án” tức là khi châm vào phải thật nhẹ nhàng. “Khấn đề” có nghĩa là rút kim ra như rút cái gì thật nặng nề.
Tuy nhiên, phải ứng dụng vào trường hợp châm “phối hợp” thì thuật mới bộc lộ rõ ý nghĩa của nó.
3. Bổ tả theo pháp vê (xoay) kim:
Đây là 1 phương pháp bổ tả thường dùng và được ứng dụng đa dạng, có ảnh hưởng bởi kinh dịch.
Thông thường thì:
Bổ: xoay kim về phía trái, tức là ngón tay cái hướng về phía trước, ngón tay trỏ hướng về phía sau.
Tả: xoay kim về phía hữu, tức là ngón tay cái lui về phía sau, ngón tay trỏ hướng về phía trước.
Phép bổ tả còn được qui định với số lần xoay theo 6 và 9 của Âm Dương…
4. Bổ tả theo “hướng” của Kim châm:
Đây là phép châm theo thủ thuật “nghênh tùy”.
Bổ: đầu kim châm nằm thuận theo hướng đi của kinh
Tả: đầu kim nằm nghịch với hướng đi của kinh.
5. Bổ tả theo hô hấp
Đây là 1 phương pháp bổ tả rất lý thú, quan hệ rất nhiều đến “khí hoá” Đông phương.
Sách châm cứu đại thành (trang 5/qu VI) viết: “Cái lý của hô hấp là 1 phép điều hoà Âm dương”. Cho nên Nội kinh có nói: Hô là nhân theo Dương để xuất, hấp là tùy theo Âm để nhập.
Tuy việc hô hấp có phân Âm Dương, nhưng sự thực là do có 1 khí mà thôi. Khí này đóng vai trò cái “Thể”. Khí vào bên trong, trải qua ngũ tạng, ra ngoài đi theo kinh Tam tiêu chủ lưu và phân bố ra toàn thân, tuần hoàn theo kinh lạc, “lưu chú vào các huyệt … tuy nhiên cái” dung của nó lại không giống nhau.
Cho nên mới nói rằng sự xuất nhập của ngũ tạng nhằm ứng với từ thời, sự thăng giáng của Tam tiêu thành khí vệ (doanh vệ), sự tuần hoàn của kinh mạch hợp với Thiên độ. Riêng sự hô hấp xuất nhập chính là cái “then chốt” của tạo hoá là chiếc chìa khoá của thân thể con người. Người làm châm cứu phải biết được điều này để ứng dụng.
Các Dương khí đều ở tại chỗ can thuộc kinh lạc các Âm khí đều ở tại chỗ sâu tại tạng phủ, cho nên việc bổ tả phải dựa theo hô và hấp để xuất (rút ra) hoặc nội (châm vào). Nếu muốn châm:
Bổ: đợi lúc hô tức là khí xuất ra ngoài thì châm vào, đợi lúc hấp tứ là khí nhập vào thì rút kim ra.
Tả: đợi lúc hấp tức là khí nhập vào thì châm vào, đợi lúc hô, tức là khí xuất ra thì rút kim ra.
Khí “hô” thì hơi thở không quá “Tam khẩu: 3 hơi” đó là vì bên ngoài khí đi theo tam tiêu (Dương), khi “hấp” thì hơi thở không quá “Ngũ khẩu: 5 hơi”, đó là vì bên trong khí đón theo khí của ngũ tạng (Âm).
“Tiên hô” và “Hậu hấp” thuộc “Âm trong Dương”. “Tiên hấp” và “Hậu hô” thuộc “Dương trong Âm”. Chúng ta phải tùy theo bệnh khí, âm Dương, hàn nhiệt để ứng dụng. Đây là 1 phương pháp rất sống động mà chúng ta không thể hành động sai lầm được.
Tóm lại:
Các kinh thuộc Tam âm: tiên hấp và hậu hô.
Các kinh thuộc Tam dương: tiên hô và hậu hấp.
6. Bổ tả theo “Khai hợp: Hở đóng”
Bổ: rút kim ra nhanh và rút 1 lần, dùng tay bít nhanh miệng của huyệt
Tả: rút kim ra chậm, đồng thời lắc kim để cho miệng kim rộng ra, không bịt miệng lỗ kim lại.
7. Bổ tả theo phép “mẹ con”.
Theo can: dựa vào đường kinh khai tương ứng với Thiên can, dùng phép bổ mẹ tả con.
Theo chi: dựa vào đường kinh khai tương ứng với Địa chi, dùng phép bổ mẹ tả con…
Cả hai phép trên đều được trình bày đầy đủ trong quyền: “Tý Ngọ lưu chú” của Huỳnh Minh Đức.
B - BỔ TẢ THEO PHƯƠNG PHÁP “PHỐI HỢP”
Thực sự, phương pháp này được vận dụng theo lối phối hợp các phép “đơn mà chúng ta đã nói trên.”
1. Bổ tả theo phép “Thiêu sơn hoả”.
a) Thủ pháp phối hợp:phương pháp Bổ tả này phối hợp với 3 phép “đơn”. Đó là: “Từ tật” chậm và nhanh. “Đẻ sáp:” rút lên và châm xuống nhiều lần 9 và 6…
b) Chủ trị:trị những chứng hàn.
c) Tác dụng:làm ấm dương khí.
d) Thao tác châm trị:
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Tam tiến nhất thoái. Khấn án (chama xuống nặng), mạn đề (rút lên nhẹ) thực hiện việc lên xuống này đúng 9 lần. Khi người bệnh thở ra tì chân kim vào, phải bít miệng kim lại… Thao tác này có thể làm cho “Dương khí” đi đi xuống sâu vào trong…”
Sách châm cứu Đại thành trình bày: “Phép Thiêu sơn hoả” có thể trừ được chứng hàn, và Châm gây được nhiệt trong người. Bảo người bệnh hít vào bằng mũi 1 lần, và thở ra bằng miệng 5 lần.
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày: “Trước hết nên chọn huyệt thích hợp, tốt nhất là những huyệt nằm những nơi cơ nhục đầy. Đầu, ngực và lưng, hoặc ở những nơi đầu của ngón tay chân, các huyệt này đều không thích hợp châm theo pháp này.”
Ta chia việc châm làm nhiều lớp. Ví dụ huyệt khoảng 1 thốn rưỡi, trước hết ta châm vào 5 phân gọi là Thiên bộ, xong ta lại châm sâu vào sâu 1 thốn 5 phân gọi là Địa bộ.
Sau khi kim châm vào lớp da, từ lớp da này ta châm sau vào 5 phân (Thiên bộ). Nơi đây đã ứng dụng phép bổ theo “Đề sáp: lên xuống”, tức là châm xuống nặng và rút lên nhẹ 5 lần. Khi châm vào Nhân bộ ở độ sâu 1 thốn, cũng lên xuống kim 9 lần như trên sau cùng, châm sâu xuống đến Địa bộ khoảng 1 thốn 5 phân, và cũng lên xuống kim 9 lần như vậy.
Nếu cần, ta lại kéo kim lên đến Thiên bộ trở lại như lần đầu để tiếp tục thao tác như cũ… Ta lập đi lập lại như vậy có thể đến 3 lần cho đến khi người bệnh cảm thấy ở đầu kim cảm giác nóng mới thôi. Khi rút kim ra, ta nên mau mau bịt kín vết châm lại.
Thủ pháp này có thể bổ trợ khí thuần dương, nhằm trị được các chứng hàn, tý, tứ chi, quyết lãnh, mạch phục tàng, đó là những chứng hư hàn và dương khí bị hư suy.
2. Bổ tả theo phép “Thấu Thiên lương”.
a) Thủ pháp phối hợp:thủ pháp này gồm các phép “đơn” “từ tật”, “đề sáp”, “cửu lục” và “khai hợp” tất cả hợp lại mà thành.
b) Chủ trị:trị những chứng nhiệt
c) Tác dụng:tả hoá khí
d) Thao tác châm trị:
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Nhất tiến cam thoái, Khẩn đề (rút kim ra thật nhanh) mạn án (châm xuống thật chậm). Thực hiện việc lên xuống này đúng 6 lần. Khi người bệnh hít vào thì châm kim vào, khi người bệnh thở ra, thì rút kim ra. Khi rút kim ra, không bịt vết châm của kim… Thao tác này có thể làm cho “âm khí đi lên, ra ngoài”…”
Sách châm cứu Đại Thành trình bày: “Phép” Thấu Thiên lương” có thể trừ được chứng nhiệt. Châm vào có thể gây được hàn trong người. Bảo người bệnh hít vào bằng miệng 1 lần, thở ra bằng mũi 5 lần.
Sách Thái ất Thần châm cứu trình bày: “Trước hết châm kim sâu vào đến Địa bộ, xong rồi làm 3 giai đoạn để rút kim ra từ Địa, đến Nhân rồi đến Thiên bộ. Ví dụ: địa bộ sâu 1 thốn 5 phân, châm xong rồi dùng phép: “Tả” châm vào nhẹ, rút ra nhanh, lên xuống đúng 6 lần, xong rồi rút lên đến Nhân bộ (sâu 1 thốn). Lên xuống 6 lần, rồi lại đến Thiên bộ… Thủ pháp này có thể lập lại đến 3 lần, chừng nào người bệnh có cảm giác lạnh dưới đầu kim thì thôi. Khi rút kim, nên lắc kim cho vết kim to ra. Thủ pháp này có thể trị liệu 1 số chứng bệnh thuộc thực nhiệt.
3. Bổ tả theo phép “Thanh long bãi vĩ”
a) Thủ pháp phối hợp:Đây là phương pháp phối hợp phép “hành khí”, “bổ khí” và “cửu số”…
b) Chủ trịTrị kinh khí bị ủng tắc, huyết trệ…
c) Tác dụng:Hành khí, thông quan tiết, vận hành khí huyết
d) Thao tác châm trị:
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “sau khi châm vào đắc khí, châm xiên kim đến nơi bệnh, không tiến không thoái không xoay, vê kim, cầm chuôi kim lắc qua lại, như bơi chèo 9 lần hoặc 3 lần 9 thành 27 lần”.
Sách châm cứu Đại Thành trình bày: “Thủ pháp Thương (thanh) long bãi vĩ thuộc châm bổi… nắm lấy kim nhe chèo mái chèo sang 2 bên tả hữu…”
Sách Thái ất Thần châm cứu trình bày: “Khi châm và từ Thiên bộ đến Nhân bộ, nếu đắc khí thì đầu kim có cảm giác trầm khẩn, rút kim về vị trí Thiên bộ. Nếu như có bộ vị cạn và đắc khí thì không cần rút kim thêm lần nữa. Ta dùng tay đè nghiêng kim, mũi kim hướng về nơi có bệnh, không tiến không thoái, không vê tay, nắm chuôi kim lắc như mái chèo rất chậm sang 2 phái tả hữu 9 lần, có thể lên đến 3 lần 9 là 27 lần. Nếu vẫn chưa đạt được kết quả, có thể lên đến 9 lần 9 là 81 lần. Phép châm này có thể bổ cho chứng khí hư trệ.
4. Bổ tả theo phép “Bạch hổ dao đầu”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm kết hợp giữa “hô hấp”, “đề sáp”, “xoay”, “vê”, “hành khí”, “lắc kim”, “lục số”…
b) Chủ trị:trị kinh khí bị ủng tắc, huyết trệ…
c) Tác dụng:hành huyết, thông quan tiết, vận hành khí huyết
d) Thao tác châm trị:
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “lúc châm vào thì xoay kim sang trái, cứ 1 lần hô “thở ra”: thì lắc kim 1 lần, lúc rút kim lên thì xoay sang phải, cứ 1 “hấp-hít vào” thì lắc kim 1 lần. Thao tác 6 lần hoặc 3 lần 6 là 18 lần”.
Sách châm cứu Đại Thành trình bày: “Đây là phương pháp phối hợp giữa thao tác “xoay vê kim” và “đề sáp”. Khi châm kim vào huyệt đạt đến độ sâu thích hợp phải xoay kim sang trái, sau xoay kim sang phải, không dùng tay lắc chuông sang tả hữu.
Thao tác này có khác với “Thanh long bãi vĩ”, ở Thanh long thì kim phải nằm ở độ xiên, ở Bạch hổ thì châm thẳng vào, tốc độ lắc và vê tương đối nhanh hơn. Trong khi thực hiện thao tác nếu muốn khí lên trên thì ta dùng ngón tay ấn vào bên dưới đường kinh ngang với huyệt, nếu muốn khí xuống dưới thì ta dùng ngón tay ấn vào bên trên đường kinh vận hành. Nhân vì “hổ” thuộc Âm, cho nên phép này có công hiệu hành huyết, thiên về châm tả.
5. Bổ tả theo phép “Xích phụng nghênh nguyên”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm kết hợp giữa “hô hấp”, “đề sáp” và “xoay kim”…
b) Chủ trị:trị kinh khí bị ủng tắc, thông lạc…
c) Tác dụng:hành lạc mạnh, thông quan tiết, vận hành khí huyết
d) Thao tác châm trị:chim phương đỏ đón nguồn
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Trước hết châm đến Địa bộ, sau đó rút kim lên đến Thiên bộ, đợi đắc khí xong lại châm xuống Nhân bộ, xoay kim lên xuống từ trên xuống dưới từ tả sang hữu với tốc độ nhanh…Khi bệnh ở phần trên thì đợi bệnh nhân hít vào thì xoay sang phải và rút kim lên, khi bệnh ở phần dưới thì đợi bệnh nhân thở ra thì xoay kim sang trái và châm kim và.”
6. Bổ tả theo phép “Thương quy tám huyệt”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm kết hợp giữa “nhanh chậm”, “hướng kim hành khí”…
b) Chủ trị: thông kinh lạc, huyết trệ…
c) Tác dụng: lưu hành kinh mạch, thông quan tiết, …
d) Thao tác châm trị: rùa xanh dò huyệt
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “châm kim xiên tả hữu trên dưới, từ cạn đến sâu, đều theo phép Tam tiến nhất thoái”.
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày “Thao tác này nhằm đạt đến mục đích là Hành khí”.
Khi châm, trước hết châm từ cạn xuống sâu (Thượng xuống hạ) từ trái sang phải, chia làm 3 bộ xuống chậm lên mau. Mỗi lần thay đổi nên kéo kim lên đến dưới da rồi mới đổi hướng. Thao tác này giống như con rùa xuống hang đất vì thế mới có tên là “Rùa xanh dò huyệt”. Thủ pháp này có thể có tác dụng làm bổ xung nguyên khí của kinh mạch và cũng vì mũi kim xoay nhiều hướng cho nên nó cũng có tác dụng làm cho khí của kinh mạch được sơ thông”.
7. Bổ tả theo phép “Long hổ giao chiến”
a) Thủ pháp phối hợp:Thủ pháp này gồm có các phép “đơn” như “xoay kim, cửu lục”…
b) Chủ trị:Trị các chứng đau nhức
c) Tác dụng:Làm sơ thông kinh khí, chỉ thống
d) Thao tác châm trị:Rồng và cọp giao chiến:
Sách Châm cứu học Thượng hải trình bày: “Xoay kim sang trái 9 lần, xoay kim sang phải 6 lần, cứ thế mà lập lại nhiều lần. Nếu cần có thể áp dụng phép châm 3 lớp Thiên, Địa, Nhân”.
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày “Phàm khi dụng châm, trước hết thi hành phép “tả long” xoay tả theo phép thanh long “tức là xoay về tả đúng 9 lần theo như Dương số (lẻ). Sau đó theo phép ”hữu hổ”: xoay hữu theo phép “bạch hổ”, tức là xoay về hữu 6 lần theo như số âm (chẵn). Đó là phép châm “cuộc chiến giữ viên long hậu hổ”, giống như phép âm trung ấn Dương, Dương trong ẩn âm”…
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày: “Sau khi tiến châm đắc khí, trước hết xoay kim sang trái 9 lần (bổ) sau đó xoay kim sang phải 6 lần (tả) cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu như bệnh tình khá nặng ta có thể áp dụng phép châm theo thiên, địa, nhân để châm…Thủ pháp này áp dụng cả bổ lẫn tả có thể điều hoà khí doanh vệ làm sơ thông kinh khí, làm đau nhức kịch liệt’’.
8. Bổ tả theo phép “Long hổ thăng giáng”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm phối hợp giữa “từ tật, để sáp”, “cửu lục”, “xoay tròn”, “búng kim”, “đề ép”
b) Chủ trị:trị chứng âm dương bị thất điệu, doanh vệ bất hoà
c) Tác dụng:sơ thông kinh khí, điều hoà âm dương
d) Thao tác châm trị:rồng và cọp thăng giáng.
Sách Châm cứu học Thượng hải trình bày: “Trước hết châm kim vào Thiên bộ, xoay kim: quay một vòng tròn về hướng tả xong chầm chậm xuống nhân bộ rồi rút lên đến Thiên bộ lại xoay một vòng tròn về hướng hữu, làm như thế 9 lần. Sau đó ta châm kim xuống đến địa bộ, ta lại xoay kim sang hữu một vòng tròn sau đó rút kim lên nhanh và đẩy kim xuống chậm, lại xoay kim sang trái một vòng tròn làm như thế đúng 6 lần. Sau cùng dung phép búng vào kim, ta dùng tay đè vào phía trước để khí đi về phía sau, dùng tay đè vào phía sau để khí đi về phía trước”.
9. Bổ tả theo phép “Tý ngọ đảo cứu”
a) Thủ pháp phối hợp:Đây là phương pháp châm phối hợp giữa “xoay vê kim”, “đề sáp”, “cửu lục”, …
b) Chủ trị:Chứng thủy cổ trướng
c) Tác dụng:điều hoà âm dương, sơ thông kinh khí
d) Thao tác châm trị:giã cối theo hướng tý ngọ.
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Khi châm trước hết châm xuống nhanh, rút kim châm, xoay trái 9 lần, sau đó rút lên nhanh, châm xuống chậm, xoay phải 6 lần, lặp lại nhiều lần”.
Sách châm cứu Đại thành trình bày: “phép châm Tý Ngọ đảo hữu” trị chứng thủy cổ, cách khí. Sách này đưa ra bài thơ:
Tý ngọ đảo cứu
Thương hạ châm hành
Cửu thập lục xuất
Tả hữu bất đình
Định nghĩa:Phép châm Tý Ngọ đảo cứu (giã cối theo hướng Tý Ngọ) tức là châm rồi xuống dưới, châm vào xoay kim 9 lần, rút ra xoay kim 6 lần, xoay trái xoay phải không ngừng.
Sách Thái Ất châm cứu trình bày “Phàm sau khi châm đã đắc khí, trước hết xoay kim hướng tả 9 lần ngưng lại, một chút, xong rút kim lên để xoay qua hữu 6 lần, lặp lại nhiều lần như thế, khi đạt đến 1 độ số thích đáng thì dưới kim thấy lơi lỏng, nên rút kim ra. Thủ pháp này có thể dẫn đạo khí âm dương thích ứngvới thủy cổ cách khí, thông lợi kinh khí.”
10. Bổ tả theo phép “Dương trung ẩn âm”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm phối hợp giữa nhanh chậm “đề sáp”, “cửu lục”.
b) Chủ trị:trị chứng tiên hàn hậu nhiệt, hoặc trong hư có thực
c) Tác dụng: tiên bổ hậu tả
d) Thao tác châm trị: trong dương có ẩn âm.
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Trước hết châm kim sâu 5 phân, xong dùng phép châm xuống nhanh, rút lên chậm 9 lần, sau đó châm xuống sâu 1 thốn, lại châm xuống chậm, rút lên nhanh 6 lần”.
Sách châm cứu Đại thành trình bày: “Dương trung ẩn âm” trị được chứng tiên hàn hậu nhiệt… Khi dụng châm, trước hết sâu vào 5 phân, rồi áp dụng theo: “cạn sâu” 9 lần của Dương số, như cảm thấy dưới kim hơi nhiệt liền châm sâu xuống 1 thốn lại châm sâu theo “cạn sâu” 6 lần Âm số để cho khắc khí. Đây là phép châm “Dương trung ẩn âm” có thể trị chứng tiên hàn hậu nhiệt, tiên bổ hậu tả.”
Sách Thái Ất châm cứu trình bày “Trước hết châm vào 5 phân, theo phép “cửu số” tức là ngón tay cái ra trước ngón tay trỏ ra sau, xoay vê 9 lần chầm chậm. Khi dưới kim hơi có nhiệt, lại châm sâu xuống 1 thốn, xoay kim theo hướng ngón cái lui ra sau và ngón trỏ tới trước 6 lần, lập lại như vậy nhiều lần. Nếu bệnh tình lâu ngày, nên áp dụng theo Thiên, Nhân, Địa”.
Như vậy ta thấy sách Thái ất trình bày có khác với sách Thượng hải: một đằng tiến kim theo hướng lên xuống 9 và 6 lần, một đăng xoay kim phải trái 9 và 6 lần.
11. Bổ tả theo phép “âm trung ẩn Dương”
a) Thủ pháp phối hợp:đây là phương pháp châm phối hợp giữa “nhanh chậm”, “đề sáp”, “Cửu lục”.
b) Chủ trị:trị các chứng “tiên nhiệt, hậu hàn” hoặc trong thực có hư.
c) Tác dụng:tiên tả hậu bổ
d) Thao tác châm trị:trong âm có ẩn dương
Sách châm cứu học Thượng hải trình bày: “Trước hết châm kim sâu xuống 1 thốn, châm xuống chậm, rút lên nhanh 6 lần sau đó rút kim lên đến 5 phân lại” châm xuống nhanh, rút lên chậm 9 lần.”
Sách châm cứu Đại thành trình bày: “Trị bệnh nhiệt, hậu hàn, sâu trước cạn sau…”
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày “Phép châm Âm trung ẩn Dương này thường dùng phối với “Dương trung ẩn âm”, đây là phép “Trong tả có lần bổ”. Trước hết nên châm vào sâu 1 thố, dùng phép “đề sáp” lên xuống “để châm tả, châm xuống, rút lên nhanh 6 lần, sau khi đắc khí, rút kim lên sâu 5 phân, cũng dùng phép châm xuống nhanh, rút lên chậm 9 lần, lập lại nhiều lần, phép này chủ trị nhiệt hậu hàn, thực hư lẫn nhau”.
12. Bổ tả theo phép “Bình bổ bình tả”
Sách Thái ất thần châm cứu trình bày “phép này được áp dụng trong các chứng bệnh hư thực lẫn lộn. Khi châm, ta vê kim để châm vào, ta vê nhẹ cả tả lẫn hữu, lưu kim 1 thời gian, sau đó cũng vê kim để rút kim, không làm thêm 1 thủ thuật bổ tả nào khác cả.”
(Theo cimsi)