Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bằng vắc-xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng chủng ngừa như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Hai con của tôi đã được tiêm hủng hồi vòn nhỏ (tiêm chủng 6 loại vaccin) trong đó dường như đã có chủng ngừa uốn ván (tê ta nốt) . như vậy việc chủng ngừa đó đến bây giờ có còn tác dụng không? nếu còn thì nếu có trầy sướt, hoặc thị thương thì có cần phải tiêm chủng ngay sau khi bị thương không?. Đó là trường hợp chủng ngừa khi còn nhỏ, còn trường hợp không chủng ngừa hồi còn nhỏ, thì bây giờ nếu bị thương thì tất nhiên là phải chích ngừa, thế nhưng nếu sau đó lại bị thương nữa, thì lần sau có cần phải chích ngừa nữa không? Xin cảm ơn và kính chào quý vi. (Nguyễn Đức Nhuệ)
Với tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do uốn ván giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị thường phức tạp do bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng như suy hô hấp, ngưng thở hay ngưng tim đột ngột, rối loạn thần kinh thực vật, xuất huyết cơ, nhiễm trùng huyết hay nhiễm trùng đường tiểu. Do những khó khăn này mà mỗi bệnh nhân phải nằm viện từ 1 - 2 tháng, tổng chi phí lên đến cả trăm triệu đồng...
Rubella (hay sởi Đức) khá lành tính với người trưởng thành, chỉ có khoảng 0,03% ca biến chứng viêm não. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tại bệnh viện Nhiệt đới TƯ (Hà Nội), đã có gần 50/2.000 trường hợp bị biến chứng nặng nề, trong đó 4 ca rất nguy kịch.
Hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, sốt phát ban do rubella đang vào đỉnh dịch, tuy nhiên trong số đó vẫn rải rác các ca mắc sởi. Sốt cao, nổi phát ban khắp người đều là triệu chứng của hai bệnh trên.
Bệnh Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn, do virut RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai nhất là vào 3 tháng đầu vì gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) - trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh là một hội chứng gây hậu quả nặng nề và đặc thù nhất của bệnh rubella khiến y học phải đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề phòng ngừa chủ động.
Thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho các bệnh sốt phát ban bùng phát, điển hình là bệnh Rubella, vì vậy phải có sự phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa sởi và các bệnh sốt phát ban khác.
Gần đây, tại nước ta bỗng xuất hiện và lan rất nhanh một bệnh sốt phát ban kiểu mới còn được gọi là Rubella hay bệnh sởi Đức. Vậy Rubella có phải là bệnh sởi mà chúng ta vẫn thường gặp ở trẻ nhỏ?
Bệnh sốt phát ban dạng Rubella thường gặp ở trẻ nhỏ và bùng phát vào mùa Đông- Xuân. Bệnh do virus Rubella gây ra, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người đã nhiễm bệnh là nguồn truyền bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.
Trong khi các bệnh lý nhiễm trùng do các vi khuẩn gây ra ngày càng giảm dần nhờ các thành tựu y học, đặc biệt là tiêm chủng thì các bệnh lý do virut gây ra vẫn còn rất ít biện pháp khống chế nên đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bệnh do virut tuy không nguy hiểm khi xảy ra ở trẻ lớn và người trưởng thành, nhưng lại rất nguy hiểm nếu xảy ra trong thời kỳ bào thai và sơ sinh.
Các địa phương vùng sốt rét lưu hành và vùng có nguy cơ sốt rét quay trở lại cần đề phòng bệnh tấn công đối tượng trẻ em gây hậu quả tử vong.
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.
Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên loàn cầu, (TCYTTG, 2004). Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung quốc và Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng Như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm.
Ở trẻ em, bệnh lao nặng như lao kê và lao màng não, có thể dẫn đến tử vong. Phần lớn bệnh lao ở trẻ em là thể lao phổi BK