Đa số chúng ta đều không để ý, cũng như không biết răng của mình có bị mòn không và chứng mòn răng này có ảnh hưởng đến chức năng nhai, nói hay thẩm mỹ của gương mặt. Chỉ khi đi khám nha khoa các bác sĩ mới phát hiện ra răng của bạn đã bị mòn. Tùy mức độ, vị trí mòn mà các nha sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Có nhiều dạng mòn răng khác nhau, trong bài viết này xin đề cập đến hai dạng mòn răng thường gặp nhất.
Mòn cổ răng là sự mất cấu trúc răng do lực cơ học tác từ một yếu tố bên ngoài. Vị trí mòn bắt đầu ở vùng tiếp giáp men - cement răng vì ở vị trí này men răng mỏng, một khi vượt qua men răng, vết mòn tiến nhanh vào vùng ngà răng mềm hơn và cement.
Nguyên nhân do bàn chải đánh răng. Triệu chứng của mòn cổ răng là hình chữ V, đáy nhỏ quay vào trong. Bề mặt vết mòn sáng bóng khi nhấp nháy đèn rọi vào cổ răng, có thể thấy ánh tủy răng ở đáy vết mòn, răng mòn có thể buốt hoặc không. Các răng thường bị mòn cổ là răng hàm nhỏ và răng nanh.
Điều trị mòn cổ răng: Cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng (như tránh đánh răng theo chiều ngang, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm) là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển mòn cổ răng. Vết mòn cổ răng có thể được phục hồi bằng cách trám composite hoặc xi măng glass ionomer. Đối với mòn cổ răng gây ra viêm tủy hoặc tủy chết thì cần điều trị tủy răng.
Phòng ngừa mòn cổ răng: tránh dùng bàn chải cứng và không miết mạnh bàn chải.
Theo SKDS