Vào những ngày giá rét cuối năm, cơ thể rất dễ bị ảnh hưởng, gây ra một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng do lạnh hoặc phong thấp thể hàn. Hiện hầu hết bệnh viện và phòng khám, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, đã ghi nhận số lượng bệnh nhân mang các bệnh do giá lạnh tăng lên rõ rệt, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Quả tim được nuôi dưỡng nhờ hệ thống động mạch vành, một lý do nào đó hệ thống này không thực hiện được chức năng của mình, một vùng cơ tim không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử gọi là nhồi máu cơ tim (NMCT).
Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương...
Theo Đông y, trĩ là bệnh phát sinh ngoài giang môn – đa phần bệnh nhân có ứ tích nhiệt thấp, ăn đồ cay nóng nhiều, kéo dài, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu thông, hoặc do đại tiện táo. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều hoặc người bị lỵ kéo dài, trọc khí ứ, huyết khu trú ở giang môn.
Do quan niệm "thập nhân cửu trĩ" (mười người thì 9 người bị trĩ) nên kho tàng kinh nghiệm chữa trĩ của Đông Y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này.
Đông y gọi đau mắt đỏ là "Xích nhãn" hay "Hoả nhãn". Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.
Đây là bệnh chứng thường gặp ở những người từ lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước.
Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não...
KHÁI NIỆM (20/05/2009) Trang in Trang in “Tạng” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể “Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là “tạng tượng”.
I-Định nghĩa Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.Trong y học người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.
I - ĐỊNH NGHĨA Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng thuốc và để tiến hành công tác bào chế thuốc.
I - ĐỊNH NGHĨA Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể, kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu; lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng lục phủ, can mạch, cơ nhục, xương vv… kết thành một chính thể thống nhất.
I. ĐỊNH NGHĨA Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.