Đột quỵ não không chỉ do tăng huyết áp
Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Không những vậy, chi phí điều trị đột quỵ não cũng rất tốn kém, ở Mỹ khoảng 70 tỷ USD cho chi phí chăm sóc và điều trị đột quỵ não hàng năm.
Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Không những vậy, chi phí điều trị đột quỵ não cũng rất tốn kém, ở Mỹ khoảng 70 tỷ USD cho chi phí chăm sóc và điều trị đột quỵ não hàng năm. Sự nguy hiểm của đột quỵ não đã được biết tới nhiều, một trong những nguyên nhân được biết đến một cách phổ biến nhất trong cộng đồng là tăng huyết áp. Tuy nhiên, đột quỵ não không chỉ do tăng huyết áp, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện hơn.
Vì sao bị đột quỵ não?
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là một bệnh xảy ra đột ngột, do mạch máu não bị vỡ hoặc nghẽn tắc, gây tổn thương nhu mô não, từ đó mất các chức năng của não một cách khu trú. Nếu mức độ tổn thương não lớn thì gây hôn mê và tử vong. Các tổn thương thần kinh khu trú bao gồm méo miệng, liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa người, nói khó, không hiểu lời (rối loạn ngôn ngữ), rối loạn thăng bằng, mờ mắt...
Tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch.
Đột quỵ não có hai thể chính là nhồi máu não và chảy máu não. Nguyên nhân của chảy máu não bao gồm tăng huyết áp, vỡ phình động mạch, vỡ khối dị dạng động tĩnh mạch não (AVM), chảy máu não do rối loạn các yếu tố đông máu (bệnh giảm tiểu cầu, suy chức năng gan, sốt xuất huyết, đông máu rải rác long mạch...). Nguyên nhân của đột quỵ nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ: do huyết khối động mạch, tức là cục nghẽn tắc được hình thành trong lòng động mạch não, gây hẹp dần lòng mạch rồi tắc, thường do xơ vữa động mạch, một số ít do các bệnh xơ cơ động mạch, bệnh di truyền moyamoya, viêm động mạch... Do tắc nghẽn lòng động mạch não, cục tắc có thể từ tim hoặc từ lòng động mạch bong ra thổi lên não. Các nguyên nhân trên một số ít do bẩm sinh (dị dạng động tĩnh mạch), một số ít do di truyền (moyamoya), còn đa số được hình thành trong quá trình sống. Sự tương tác của cơ thể với các yếu tố môi trường, không gian, thời gian và đặc điểm sinh học của cá thể dần dần có thể hình thành nguyên nhân của bệnh như trên, đó chính là các yếu tố gián tiếp gây bệnh, y học gọi là các yếu tố nguy cơ.
40 - 45% đột quỵ não không liên quan tới huyết áp
Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não, vừa là nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não. Trong đột quỵ chảy máu não có 60 - 70% đột quỵ não có liên quan với tăng huyết áp, còn trong đột quỵ thiếu máu não thì 50 - 60% có liên quan tới tăng huyết áp. Như vậy vẫn còn khoảng 40 - 45% đột quỵ não không do tăng huyết áp, đây là một tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, trong cộng đồng thường hiểu chưa đúng rằng nếu tôi không bị tăng huyết áp thì sẽ không bị đột quỵ não. Những nhận thức sai lầm trên phần chính là do sự tuyên truyền quá mức về bệnh tăng huyết áp, trong khi đó lại thiếu hẳn thông tin về nhiều nguy cơ khác gây ra đột quỵ não.
Một số yếu tố nguy cơ chính khác hay gặp với tỷ lệ cao gây đột quỵ não là: giảm acid folic 50-75%, xơ vữa động mạch 30-50%, rối loạn lipid máu 30-45%, nghiện thuốc lá 25-35%, tăng homocystein máu 20-30%, bệnh rung nhĩ 15-25%, nghiện rượu 15-25%, đái tháo đường 12-20%, béo phì 12-20%, bệnh gút 7-10%. Đây là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não có thể cải biến được, nguy cơ bị bệnh càng cao nếu người bệnh cùng lúc mắc nhiều yếu tố nguy cơ. Chúng ta hoàn toàn có thể khảo sát, đánh giá và kiểm soát được chúng. Nếu kiểm soát được tăng huyết áp, giảm acid folic, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rung nhĩ, thiếu vitamin B6, B12; gần đây nhiều nghiên cứu nói đến vai trò của các chất chống ôxy hóa; đồng thời loại bỏ uống rượu nhiều, nghiện thuốc lá, béo phì, ăn mặn, ít vận động... thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được đột quỵ não.
Như vậy cần tránh nhận thức sai lầm rằng với người không bị tăng huyết áp thì không có nguy cơ đột quỵ não. Với người trên 50 tuổi, những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não thì cần đến các trung tâm đột quỵ não, với bác sĩ chuyên khoa và các xét nghiệm chuyên ngành để đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân đột quỵ não cụ thể của từng người. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể, khắc phục sớm với từng người thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh bị mắc bệnh đột quỵ não.
Một số yếu tố nguy cơ chính khác hay gặp với tỷ lệ cao gây đột quỵ não là: giảm acid folic 50-75%, xơ vữa động mạch 30-50%, rối loạn lipid máu 30-45%, nghiện thuốc lá 25-35%, tăng homocystein máu 20-30%, bệnh rung nhĩ 15-25%, nghiện rượu 15-25%, đái tháo đường 12-20%, béo phì 12-20%, bệnh gút 7-10%. Ðây là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não có thể cải biến được, nguy cơ bị bệnh càng cao nếu người bệnh cùng lúc mắc nhiều yếu tố nguy cơ. Nếu kiểm soát được tăng huyết áp, giảm acid folic, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rung nhĩ, thiếu vitamin B6, B12 đồng thời loại bỏ uống rượu nhiều, nghiện thuốc lá, béo phì, ăn mặn, ít vận động... thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được tai biến nguy hiểm này.
Theo SKDS