Propafenon
Tên gốc: Propafenon Biệt dược: RYTHMOL Nhóm thuốc và cơ chế: Propafenon là thuốc chống loạn nhịp tim. Cơ chế tác dụng chủ yếu là phong bế kênh vận chuyển natri qua màng tế bào, kéo dài thời gian kích thích điện của cơ tim (thời gian hoạt động tiềm tàng).
Tên gốc: Propafenon
Biệt dượcRYTHMOL
Nhóm thuốc và cơ chế: Propafenon là thuốc chống loạn nhịp tim. Cơ chế tác dụng chủ yếu là phong bế kênh vận chuyển natri qua màng tế bào, kéo dài thời gian kích thích điện của cơ tim (thời gian hoạt động tiềm tàng).
Propafenon làm chậm dẫn truyền điện ở tim và được coi là thuốc chống loạn nhịp type IC. Propafenon cũng có một số đặc tính phong bế thụ thể bêta adrenalin và, trong một mức độ hẹp hơn, có tác dụng chẹn kênh calci. Propafenon cũng ức chế dẫn điện qua đường truyền phụ, như tháy trong hội chứng WPW.
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén propafenon hình chữ nhật (150, 225, 300mg).
Bảo quản: nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
Chỉ định: Propafenon là một thuốc chống loạn nhịp và chỉ được dùng cho bệnh nhân bị loạn nhịp thất nguy hiểm đến tính mạng, như nhịp nhanh thất. Propafenon cũng có tác dụng ức chế sự tái phát của rung nhĩ khi đã phục hồi được nhịp xoang. Propafenon ít nhất cũng có tác dụng ngang với các thuốc type I khác trong việc chuyển rung nhĩ thành nhịp xoang. Propafenon có hiệu quả trong nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh do hạch nhĩ thất và nhịp nhanh do đường truyền phụ.
Cách dùng: Propafenon được uống 8 giờ/1lần, cùng hoặc không cùng đồ ăn. ở hầu hết các bệnh nhân propafenon được chuyển hóa chủ yếu ở gan và được bài xuất qua thận trong 2-10 giờ. Có tới 10% bệnh nhân chuyển hóa diễn ra chậm và kéo dài 12-32 giờ. Liều cần giảm ở những bệnh nhân này và ở những người giảm chức năng gan thận.
Tương tác thuốc: vì thuốc có tác dụng chẹn bêta, phải thận trọng khi dùng propafenon ở bệnh nhân bị yếu cơ tim (suy tim ứ huyết), nhịp tim chậm, mọi thể blốc điện tim, huyết áp thấp hoặc hen. Tác dụng phụ đáng ngại nhất của propafenon là gây nhịp tim bất thường đe doạ tính mạng (loạn nhịp hoặc tiền loạn nhịp thất). Vì lý do này, chỉ bắt đầu dùng và tăng liều propafenon khi bệnh nhân được vào nằm viện theo dõi.
Quinidin ức chế chuyển hóa propafenon và, do đó, tránh phối hợp 2 thuốc này với nhau. Propafenon làm tăng nồng độ digoxin (LANOXIN), warfarin (COUMADIN) và chất chẹn bêta, có thể phải giảm liều. Ranh giới an toàn điện của máy tạo nhịp nhân tạo có thể bị tổn hại do tác dụng của propafenon và cần theo dõi chặt chẽ. Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em.
Đối với phụ nữ có thai: chưa xác định được độ an toàn và hiệu qủa ở phụ nữ có thai.
Đối với bà mẹ cho conbú: chưa rõ liệu thuốc có bài tiết ra sữa mẹ hay không.
Tác dụng phụ: những tác dụng phụ hay gặp bao gồm chóng mặt, nhìn lóa, chán ăn, cảm giác vị giác bất thường, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
(Theo cimsi)