levofloxacin
Tên gốc: Levofloxacin
Tên gốc: Levofloxacin
Biệt dược: LEVAQUIN
Nhóm thuốc và cơ chế: Levofloxacin là một kháng sinh làm ngừng sự nhân lên của vi khuẩn bằng cách ngăn cản sản sinh và sửa chữa chất liệu di truyền (AND) của vi khuẩn. Levofloxacin thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolon, thuộc nhóm này còn có cicprofloxacin (CIPRO), norfloxacin (NOROXIN), ofloxacin (FLOXIN), trovafloxacin (TROVAN) và lomefloxacin (MAXAQUIN).
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén hình chữ nhật 250mg (màu hồng), 500mg (màu hồng đào)
Bảo quản: nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC.
Chỉ định: Levofloxacin được dùng điều trị nhiễm trùng xoang, da, phổi, tai, đường hô hấp, xương và khớp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Levofloxacin cũng thường được dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu, kể cả loại đã kháng các kháng sinh khác, cũng như viêm tuyến tiền liệt. Levofloxacin điều trị hiệu quả ỉa chảy nhiễm trùng do E. coli, Campylobacter jejuni và lỵ trực trùng. Levofloxacin còn được dùng điều trị nhiều nhiễm trùng phụ khoa khác nhau, bao gồm cả viêm tuyến vú.
Cách dùng: Levofloxacin thường được uống 1 lần/ngày. Điều quan trọng là phải uống thuốc 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống thuốc chống acid hoặc muối khoáng bổ sung có chứa sắt, calci, kẽm hoặc magiê vì các muối khoáng này gắn với levofloxacin và ngăn cản hấp thu thuốc.
Tương tác thuốc: các muối khoáng có ion hóa trị 2 và 3 có thể gắn vào levofloxacin và cản trở hấp thu thuốc từ đường tiêu hoá vào máu. Do đó, nên uống các chế phẩm này (có chứa sắt, calci, kẽm hoặc magiê) cũng như các chất chống acid 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống levofloxacin. Những thuốc khác có chứa loại ion này tương tác tương tự với levofloxacin là sucralfat (CARAFATE) và didanosin, dDI.
Dùng các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) cùng với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phất quá mức. Đã có báo cáo về thay đổi đường huyết ở bệnh nhân điều trị bằng các fluoroquinolon khác và thuốc chữa đái đường. Các fluoroquinolon khác cũng đã được báo cáo là làm tăng nồng độ theophyllin (THEODUR), warfarin (COUMADIN) và cyclosporin (SANDIMUNE, NEORAL) trong máu. Chưa có những báo cáo tương tự về levofloxacin.
Đối với phụ nữ có thai: không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai vì levofloxacin gây khuyết tật xương khớp trên động vật non.
Đối với bà mẹ cho con bú: không dùng levofloxacin cho phụ nữ nuôi con bú vì levofloxacin gây khuyết tật xương khớp trên động vật non. Trên thực tế, không nên dùng levofloxacin cho người dưới 18 tuổi.
Tác dụng phụ: những tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn và nôn (1/12 số người dùng), ỉa chảy (1/20 số người dùng) và táo bón (1/30). Những tác dụng phụ ít gặp hơn là khó ngủ, chóng mặt, đau bụng, đầy hơi và ngứa.
(Theo cimsi)