loratadin
Tên gốc: Loratadin
Tên gốc: Loratadin
Biệt dượcCLARITIN, CLARITIN REDITABS
Nhóm thuốc và cơ chế: Loratadin là một kháng histamin tác dụng kéo dài. Histamin là hóa chất gây ra nhiều dấu hiệu dị ứng như phù nề mô. Histamin được giải phóng ra từ các tế bào mast và gắn với những tế bào khác có thụ thể histamin. Việc histamin gắn vào thụ thể làm tế bào bị "kích hoạt", giải phóng những hóa chất khác gây dị ứng. Loratidin ức chế một loại thụ thể histamin (thụ thể H1) và do đó ngăn cản histamin kích hoạt tế bào. Không như nhiều kháng histamin khác, loratidin không đi vào não và do đó không gây buồn ngủ.
Kê đơn: có
Dạng dùng: Loratadin viên nén (màu trắng) 10mg; Loratadin Redi/Tabs là viên nén phân rã nhanh hình tròn, màu trắng có mùi bạc hà chứa 10mg loratadin.
Bảo quản: nên bảo quản ở nhiệt độ 2 - 30oC.
Chỉ định: Loratadin được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi và ngoài mũi như viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc cũng được dùng điều trị bệnh nhân bị mày đay mạn tính.
Cách dùng: nói chung loratadin được kê đơn dùng 1 lần/ngày. Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc giảm chức năng thận cần liều thấp hơn bệnh nhân có chức năng gan thận bình thường.
Tương tác thuốc: chưa thấy có tương tác thuốc quan trọng nào với loratadin trên lâm sàng.
Đối với thai nghén: chưa có những nghiên cứu đầy đủ về loratadin trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên động vật cho thấy không có ảnh hưởng quan trọng đến thai nhi. Có thể dùng loratadin cho phụ nữ có thai nếu thầy thuốc cảm thấy cần thiết.
Đối với bà mẹ cho con bú: Loratadin được bài tiết ra sữa mẹ. Mặc dù chưa có tác dụng phụ nào được mô tả ở trẻ bú mẹ mà mẹ uống loratadin, cần thận trọng khi dùng thuốc này cho bà mẹ đang nuôi con bú. Không nên dùng loratadin cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ: trong những nghiên cứu so sánh loratadin với placebo, tỷ lệ tác dụng phụ với loratidin không lớn hơn placebo. Những tác dụng phụ hay gặp nhất là đau đầu, mệt mỏi và khô miệng.
(Theo cimsi)