Metformin
Tên gốc: Metformin
Tên gốc: Metformin
Biệt dượcGLUCOPHAGE
Nhóm thuốc và cơ chế: thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm biguanid. Metformin làm giảm đường huyết bằng cách giảm sản sinh Glucose ở gan, giảm hấp thụ glucose vào máu bằng cách làm tăng vận chuyển glucose từ máu đến cơ và tế bào mỡ. Không giống như các thuốc hạ glucose nhóm Sulfonylurea, metformin không làm thay đổi nồng độ insulin huyết vì vậy hiếm khi gây hạ đường huyết.
Dạng dùng: viên nén 500mg, 850mg.
Bảo quản: nhiệt độ phòng 15 - 30°C.
Chỉ định: có khoảng 90% bệnh nhân đái đường tuyp II (đái đường không phụ thuộc insulin). Đái đường tuýp II thường xảy ra ở người lớn và liên quan đến béo phì và tiền sử gia đình. Bệnh nhân đái đường tuýp II khó kiểm soát đường huyết do tuỵ giảm bài tiết insulin và đề kháng của cơ và tế bào mỡ với tác dụng của insulin.
Metformin dùng điều trị urea đái đường tuýp II để làm giảm và kiểm soát đường huyết mà không thể kiểm soát được bằng riêng chế độ ăn. Thuốc có thể dùng một mình hoặc phối hợp khi các thuốc hàng đầu trị đái đường như các sulfonylurea không thể kiểm soát được đường huyết, các sulfonylurea thường sử dụng điều trị đái đường tuýp II sau khi thử dùng chế độ ăn nghiêm ngặt và thường trước khi dùng insulin. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết trong đái đường làm giảm nguy cơ huỷ hoại mắt, thận và thần kinh.
Liều dùng và cách dùng: liều điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, thường dùng 2 - 3 lần trong ngày. Thức ăn làm giảm hấp thu của thuốc. Tuy nhiên thuốc vẫn được dùng trong bữa ăn vì nó thường gây đau bụng khi uống lúc đói. Liều tăng lên từ từ để giảm đau bụng.
Tương tác thuốc: Cimetidin làm tăng 50% lượng metformin trong máu, làm tăng tác dụng của metformin.
Đối với phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ về dùng metformin trên phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng có hại trên thai nhi động vật.
Đối với phụ nữ cho con bú: độ an toàn cho việc dùng metformin cho phụ nữ cho con bú chưa được xác định.
Tác dụng phụ: hay gặp nhất là buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng, ỉa chảy và kém ăn (tỷ lệ1/3), Có thể phải ngừng dùng thuốc (tỷ lệ 1/20). Các tác dụng phụ này liên quanđến liều dùng. Nhiễm acid lactic là phản ứng có hại nguy hiểm nhưng hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở người có bệnh thận.
(Theo cimsi)