Khi nào cần phẫu thuật van tim
Thông thường trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật van tim có thể được sửa chữa hoặc thay thế.
Thông thường trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật van tim có thể được sửa chữa hoặc thay thế. Sửa chữa van bằng cách loại bỏ cặn canxi hoặc mở rộng van đóng không đúng vị trí. Sửa chữa cũng có thể được áp dụng để điều trị các khuyết tật bẩm sinh và khuyết tật của van hai lá.
Thay thế van được áp dụng để điều trị bất kì bệnh lý van tim mà không thể sửa chữa được. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cắt bỏ van cần thay thế và gắn vào một van giả. Van có thể làm bằng vật liệu hóa học (nhựa, carbon hoặc kim loại) hoặc sinh học (được làm từ các mô của con người hoặc động vật).
Cách phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh van tim do thấp tim gây ra, cần có chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt. Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ (di truyền, gia đình, kiểm soát và điều trị tốt tình trạng nhiễm khuẩn như viêm họng...); Chủ động điều trị bệnh để các yếu tố nguy cơ không phát triển thêm, đó là điều trị cho bệnh không dẫn đến biến chứng hoặc có biến chứng thì cần điều trị nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật.
Đặc biệt, phòng chống thấp tim là biện pháp cơ bản ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp tim đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu; hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế uống rượu, bia; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực theo khả năng (ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần), tránh stress, không để thừa - cân béo phì... đề phòng bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim, hở van tim); Hằng ngày cần vệ sinh thân thể và môi trường để không bị bệnh nhiễm trùng... Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
Theo SKDS