Cách phòng giãn phế quản
Thông thường, người mắc bệnh giãn phế quản thường có biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường hơi sốt hoặc có thể sốt cao trên 39 độC.
Thông thường, người mắc bệnh giãn phế quản thường có biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường hơi sốt hoặc có thể sốt cao trên 390C. Người bệnh ho khan, ho từng cơn, nhức đầu, mệt mỏi cơ thể. Cảm giác rát bỏng và đau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho. Người bệnh muốn khạc đờm, triệu chứng này thường gặp 80% trường hợp giãn phế quản, nhiều nhất vào buổi sáng, có thể nhiều hơn trong đợt cấp. Giai đoạn này kéo dài từ 3 - 4 ngày thì chuyển sang ho kèm đờm xanh. Người bệnh có cảm giác khó thở nhẹ, đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn. Đờm đôi khi có mùi hôi; nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: đờm bọt, đờm thành dịch nhày trong, đờm mũi nhày, đờm mủ đặc. Tuy nhiên có những thể khô, không khạc đờm.
Ở giai đoạn này đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu, đây là triệu chứng thường kèm theo khạc đờm, có thể ho ra máu gặp trong 8% trường hợp, có thể kèm theo đờm hay đôi khi đơn độc. Ho ra máu có thể dưới hình thức tia máu màu đỏ hơn là đen, chứng tỏ có đợt viêm hay ho ra máu có số lượng nhiều hơn màu đỏ tươi tương ứng với sự chảy máu hệ thống được xem như biến chứng. Ngoài ra bệnh nhân thường bị viêm phổi tái đi tái lại, có thể sụt cân, thiếu máu.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh giãn phế quản do nguyên nhân lây nhiễm thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn phế quản cần được điều trị triệt để. Cần phát hiện sớm và điều trị tốt các bệnh cúm, sởi, ho gà khi còn nhỏ; điều trị tốt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, điều trị tốt lao phổi như lao sơ nhiễm, lao thâm nhiễm, lao phế quản. Cha mẹ cần cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cũng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Khi ho dai dẳng và có các dấu hiệu nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị không được điều trị theo mách bảo có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh có thể khắc phục và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một cách đúng mức. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị của thầy thuốc thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, yên tĩnh và chăm sóc đúng cách.
Khi ngủ nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường hô hấp.Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, tránh gió lùa. Hằng ngày vệ sinh răng miệng và tắm rửa để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân, áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ. Nếu bệnh nhân ho nhiều phải hướng dẫn cho bệnh nhân nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để bệnh nhân dễ thở, các biện pháp trên có tác dụng làm long đờm và bệnh nhân dễ khạc ra.
Người bệnh cần ăn uống đủ năng lượng giàu vitamin nhiều sinh tố giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, người bệnh cần được hướng dẫn biện pháp thở bụng, thở chúm môi. Liệu pháp này đặc biệt có ý nghĩa với những bệnh nhân giãn phế quản . Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày giúp bệnh nhân ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm trong đường thở, do vậy cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở. Với nguyên tắc vùng được dẫn lưu nằm ở trên cao. Mỗi lần vỗ rung kéo dài 15 - 30 phút, mỗi ngày nên vỗ rung tối thiểu 3 lần. Trước vỗ rung và dẫn lưu tư thế, bệnh nhân cần được khám lâm sàng tỉ mỉ và được tư vấn của bác sĩ.
Theo SKDS