Để không mắc “bệnh hôn”
Bệnh truyền nhiễm “mono” hay gọi là “bệnh hôn” do virut Epstein-Barr (EBV) gây ra. Bệnh gây sốt, đau họng và sưng đau các hạch bạch huyết kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Bệnh truyền nhiễm “mono” hay gọi là “bệnh hôn” do virut Epstein-Barr (EBV) gây ra. Bệnh gây sốt, đau họng và sưng đau các hạch bạch huyết kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Vì sao mắc bệnh mono?
Virut EBV là một loại herpesvirus, có mặt trên khắp thế giới. Tại Mỹ, có tới 95% người trưởng thành 35-40 tuổi có kháng thể chống lại EBV. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người trong cuộc sống đã bị nhiễm EBV.
Virut thường được truyền qua nước bọt, nếu bạn hôn nhau thì đó là cơ hội để lây bệnh từ người này sang người khác. Vì thế, người ta gọi bệnh này là “bệnh hôn”. Ngoài ra, bệnh mono cũng có thể lây qua đường máu và dịch tiết bộ phận sinh dục.
Bệnh cũng có thể lây lan qua thức ăn hoặc đồ uống nếu dùng chung món ăn, bát đĩa, thìa, cốc…) gây ra. Bệnh gây sốt, đau họng và sưng đau các hạch bạch huyết kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Tuyến amidan có một lớp giả mạc trắng trong bệnh mono.
Nguồn bệnh mono
Những người đã tiếp xúc với virut EBV đều có khả năng miễn dịch với căn bệnh này. Thời kỳ ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm virut cho đến khi sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh thường từ 4 - 6tuần. Trong thời gian phát bệnh, một người có thể có khả năng truyền virut cho người khác trong ít nhất 1 - 3 tuần.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: bệnh nhân đang mắc bệnh và đã hồi phục sẽ tiếp tục thải ra EBV vào trong nước bọt của họ trong nhiều năm do sự “tái kích hoạt” của virut. Từ những người khỏe mạnh nhiễm virut, dù không có triệu chứng bệnh cũng thải ra virut trong những lúc kích hoạt của virut trong suốt cuộc đời của họ. Ngày nay, người ta tin rằng những người khỏe mạnh vẫn tiết ra nước bọt chứa EBV, là nguồn chính để truyền EBV giữa người với người.
Biểu hiện đặc trưng
Những triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, chán ăn và ớn lạnh. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày trước khi các triệu chứng dữ dội hơn của bệnh xuất hiện. Các triệu chứng nghiêm trọng phổ biến bao gồm: đau họng nhiều, sốt, sưng các hạch bạch huyết xung quanh khu vực cổ. Thông thường, vì đau họng nghiêm trọng là triệu chứng buộc người bệnh đi khám bác sĩ.
Bệnh nhân có thể sốt từ 38,9oC - 40oC, kèm theo những biểu hiện phổ biến nhất của mono là đau cổ họng và amidan rất đỏ; nổi hạch ở cổ. Tuyến amidan có một lớp giả mạc trắng trong ít nhất 1/3 trường hợp nhiễm bệnh. Lá lách to ra hoặc sưng lên trong khoảng 50% bệnh nhân. Gan cũng to. Khoảng 5% bệnh nhân có nổi mẩn đỏ trên da toàn thân, tương tự như phát ban của bệnh sởi.
Xét nghiệm máu cho thấy sự gia tăng bạch cầu. Soi dịch tiết của bệnh nhân phát hiện được virut EBV. Xét nghiệm sinh hóa máu có thể phát hiện những bất thường trong chức năng gan.
Các biến chứng của bệnh mono là gì?
Bệnh mono có thể dẫn đến các biến chứng: viêm gan; lách to có thể dẫn đến vỡ lách khi hoạt động mạnh là một biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng nặng nhưng ít gặp hơn gồm: phá hủy các tế bào hồng cầu gây thiếu máu tán huyết; viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm não. Bệnh mono có xu hướng trầm trọng ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm như người bị AIDS; những người đang dùng thuốc ức chế chức năng miễn dịch. Các EBV có liên quan đến một số loại ung thư như: u lympho, một số nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm EBV với một dạng bệnh Hodgkin.
Điều trị ra sao?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh mono. Có thể điều trị tương tự như bệnh do virut thông thường khác. Việc điều trị hướng đến giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc kháng virut thường không có tác động đáng kể đối với tiến triển của bệnh mà còn có thể kéo dài quá trình của bệnh.
Đối với hầu hết bệnh nhân, chỉ cần điều trị triệu chứng. Thuốc có thể dùng là: acetaminophen giúp hạ sốt, giảm đau cơ hoặc đau đầu.
Dùng vitamin nhóm B, vitamin C để giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để giúp bệnh nhân tăng cường khả năng chống lại bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh mono là một bệnh truyền nhiễm nhưng có thể phòng tránh hiệu quả bằng các biện pháp đơn giản như: đeo khẩu trang khi tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân; thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, với đồ dùng của bệnh nhân; không ăn chung mâm hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với bệnh nhân; tránh hôn “đối tượng” lạ, không hôn nhau khi một người đang bị bệnh; bệnh nhân mono tránh tham gia vào bất kỳ môn thể thao nào trong 6-8 tuần đầu tiên sau khi bắt đầu phát bệnh để ngăn ngừa chấn thương gây vỡ lách.
Theo SKDS