Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, ngay dưới gan. Túi mật nắm giữ một chất lỏng gọi là mật tiêu hóa tiết vào ruột non. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn.
Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, ngay dưới gan. Túi mật nắm giữ một chất lỏng gọi là mật tiêu hóa tiết vào ruột non. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Viêm túi mật không chữa trị đúng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương mô, chảy máu trong túi mật và nhiễm khuẩn lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nước hoa quả rất tốt cho người mắc bệnh sỏi túi mật.
Vì sao bị viêm túi mật?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm túi mật nhưng đa số viêm túi mật là do sỏi mật và các ống dẫn ra khỏi túi mật. Kết quả là sự tích tụ mật có thể gây ra viêm. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây viêm túi mật bao gồm nhiễm khuẩn, chấn thương và các khối u. Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm túi mật:
Sỏi mật: Hầu hết các trường hợp viêm túi mật được liên kết đến sỏi mật. Nếu có sỏi mật, đang có nguy cơ cao phát triển viêm túi mật;
Lao động nặng kéo dài sau sinh: Lao động kéo dài có thể gây thiệt hại cho túi mật, tăng khả năng phát triển viêm túi mật trong những tuần sau khi sinh;
Chấn thương: Chấn thương bụng nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ viêm túi mật;
Bệnh đái tháo đường: Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến thiệt hại túi mật và tăng nguy cơ phát triển viêm túi mật.
Dấu hiệu điển hình
Bệnh viêm túi mật được chia làm hai loại: không sỏi và có sỏi.
Viêm túi mật không có sỏi: người bệnh thường đau đột ngột ở vùng dưới sườn phải lan lên bả vai phải hoặc khoảng giữa hai xương bả vai; sốt cao trên 39 độ C, nôn và thường tiêu chảy, đôi khi có triệu chứng tắc ruột. Khám bụng thấy vùng dưới sườn phải có phản ứng đau và co cứng, có khi lan vào giữa bụng và lan xuống hố chậu phải. Có thể nắn thấy một khối u nằm dưới sườn phải như quả cà tím. Ở người già và gầy có thể thấy u nổi hẳn lên dưới da bụng (túi mật căng to).
Trường hợp viêm thủng túi mật, thành bụng co cứng mạnh, mỗi lúc một tăng, đau lan rộng khắp bụng kèm theo bí trung tiện, nấc, rối loạn tiểu tiện. Nếu hoại tử túi mật rộng thì nắn bụng bệnh nhân đau dữ dội và toàn thân suy sụp nhanh, người tím tái, thân nhiệt hạ, mạch nhanh, da vàng. Khi nhiễm độc nặng thì đau có thể giảm nhưng lại xảy ra suy tuần hoàn và có thể chảy máu ở các tạng.
Viêm túi mật có sỏi mật: Đối với người bệnh mắc viêm túi mật là loại sỏi cholesterol, bệnh nhân đau tức sau bữa ăn vài giờ, nhất là khi đi lại bị xóc nhiều. Ở phụ nữ, khi có kinh nguyệt, đau tăng lên, thường về ban đêm. Những cơn đau có thể gián đoạn vài ba ngày một lần kèm theo rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, bụng trướng, nấc, đau rát bỏng như đau dạ dày nhưng không có chu kỳ.
Nhiều bệnh nhân bị sỏi sắc tố mật do đường tiêu hóa hay do giun. Sỏi do nhiễm khuẩn gây nên, phần lớn là do giun đũa chui lên đường mật. Chúng được cấu tạo chủ yếu bởi trứng giun hay mảnh xác giun.
Viêm túi mật cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nặng như viêm mủ túi mật, thủng mật gây đau quanh túi mật hay phúc mạc mật; thấm mật phúc mạc, lỗ rò vào đường tiêu hóa.
Gây biến chứng gì?
Viêm túi mật có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Túi mật căng to: Nếu bị viêm túi mật do sự tích tụ mật, nó có thể căng ra và sưng lên vượt quá kích thước bình thường của nó, có thể gây ra đau và làm tăng nguy cơ thủng túi mật cũng như nhiễm khuẩn và hoại tử túi mật.
Nhiễm khuẩn: Nếu mật tích tụ trong túi mật gây viêm túi mật, làm tăng nguy cơ chảy máu vào túi mật và có thể làm lây nhiễm lan rộng vào máu hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể.
Hoại tử: Nếu không điều trị viêm túi mật có thể gây ra chết các mô trong túi mật, do đó, có thể dẫn đến thủng túi mật hoặc nó có thể gây ra vỡ túi mật.
Thủng: Thủng túi mật có thể xảy ra do túi mật căng to hoặc hoại tử như là kết quả của viêm túi mật.
Khuyến cáo của thầy thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể:
Điều trị bảo tồn: Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và kháng sinh để làm giảm viêm túi mật cấp tính. Thuốc giảm đau meperidin được khuyên dùng bởi vì ít gây co thắt cơ vòng oddi hơn là morphin. Chỉ định cắt bỏ túi mật nên thực hiện 2 - 3 ngày sau khi bệnh nhân nhập viện để tránh nguy cơ tái phát cao (tới 10% trong 1 tháng và 30% trong 1 năm). Đối với bệnh nhân không phẫu thuật, đặc biệt là người béo phì hoặc cao tuổi, cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng hoại thư túi mật hoặc viêm đường mật. Phải cắt bỏ túi mật nếu có bằng chứng của hoại thư hoặc thủng. Đối với viêm túi mật mạn tính, có thể tiến hành chụp túi mật trong khi cắt túi mật qua nội soi ổ bụng. Sỏi ống mật chủ cũng có thể được loại trừ bằng chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP) trước hoặc sau phẫu thuật.
Nếu có các biến chứng của viêm túi mật, chẳng hạn như hoại tử hoặc thủng của túi mật, có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Loại bỏ túi mật không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, mặc dù nó có thể gây ra tiêu chảy.
Theo SKDS