Ai dễ mắc ung thư bàng quang?
Đây là câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đi tìm lời giải và đã tổng kết được một số yếu tố nguy cơ khiến có một số người dễ mắc ung thư bàng quang hơn những người khác.
Đây là câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đi tìm lời giải và đã tổng kết được một số yếu tố nguy cơ khiến có một số người dễ mắc ung thư bàng quang hơn những người khác.
Nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm khi bị ung thư bàng quang như:
Máu trong nước tiểu
Máu trong nước tiểu là một dấu hiệu của ung thư bàng quang, có thể nhìn thấy được bằng mắt hoặc thông qua xét nghiệm nước tiểu. Nước tiểu có máu thường có màu sậm hơn bình thường, hoặc màu nâu, hiếm khi có màu đỏ tươi. Thông thường, khi có máu trong nước tiểu đa phần không phải là do ung thư, mà do các nguyên nhân khác như do chấn thương, nhiễm trùng, một loại rối loạn chức năng thận, hoặc do dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu.
Những thay đổi ở bàng quang
Trên lâm sàng, những triệu chứng báo hiệu căn bệnh ung thư dễ nhầm lẫn với những bệnh khác ở bàng quang. Những triệu chứng cơ bản trong ung thư bàng quang thường xuất phát từ những thay đổi trong thói quen tiểu tiện như:
Mót tiểu đến mức phải đi tiểu nhưng có rất ít nước tiểu hoặc không có. Đi tiểu nhiều hơn so với mình thường. Đau khi tiểu tiện. Tiểu khó
Một số bệnh như viêm đường tiết niệu hoặc sỏi bàng quang cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trên, khi đó người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng mới điều trị hết bệnh. Cùng một số triệu chứng bệnh nhưng phương pháp điều trị mỗi bệnh là khác nhau.
Hầu hết bệnh ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm, ung thư chưa lan rộng ra khỏi bàng quang, điều trị sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên ung thư bàng quang thường dễ tái phát, vì vậy người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tuân thủ đúng chỉ định khám và điều trị của bác sĩ.
Những người cần cảnh giác với nguy cơ ung thư bàng quang
Những người hút thuốc
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư bàng quang, nhưng họ cho rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần so với những người chưa từng hút thuốc. Các chất độc hại trong khói thuốc lá đi qua phổi vào máu, sau đó được lọc qua thận vào nước tiểu. Bàng quang là nơi cuối cùng tập trung các hóa chất độc hại, nơi sẽ ảnh hưởng tới các tế bào của cơ thể, từ đó có thể phát triển thành ung thư.
Tiếp xúc với hóa chất
Nghiên cứu cho thấy rằng những người làm công việc phải tiếp xúc với các loại hóa chất kể cả những công việc như dọn dẹp, có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người lao động phải tiếp xúc với các kim loại, nghề cơ khí, làm tóc nằm trong số những người có thể tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư. Nếu công việc của bạn phải tiếo xúc với thuốc nhuộm, cao su, đồ dệt may, da, hoặc các loại sơn, cần làm theo đúng các quy trình an toàn để giảm tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm. Nếu người tiếp xúc với hóa chất mà hút thuốc lá càng làm tăng thêm nguy cơ ung thư.
Các yếu tố khác
Ai cũng có thể mắc bệnh ung thư bàng quang, nhưng có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác như:
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 3 lần phụ nữ.
- Tuổi: 9 trong 10 trường hợp ung thư bàng quang xảy ra ở những người trên 55 tuổi.
- Chủng tộc: Người da trắng tăng gấp hai lần nguy cơ mắc bệnh so với người Mỹ gốc Phi.
- Các yếu tố khác bao gồm lịch sử gia đình có người đã từng mắc ung thư bàng quang, người đã từng điều trị ung thư (xạ trị) trước đó ở khu vực vùng bụng dễ bị phơi nhiễm, có dị tật bẩm sinh ở bàng quang, hay mắc chứng kích thích bàng quang mạn tính.
Làm thế nào để phát hiện ung thư bàng quang?
Mặc dù không có xét nghiệm định kỳ chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang, nhưng nếu bạn có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng ban đầu, bác sĩ sẽ cho bạn một số xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bằng một ống mỏng một đầu có gắn camera gọi là calledcystoscopy, sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy bên trong bàng quang. Ống soi này còn giúp lấy các mẫu mô (sinh thiết tế bào) để xác định có phải là ung thư hay không.
Chẩn đoán hình ảnh
Nếu phát hiện ra ung thư bàng quang, bác sĩ có thể cho bệnh nhân chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI để xem mức độ lan rộng của ung thư, nó ở vị trí bàng quang hay đã lan rộng ra xung quanh. Các xét nghiệm hình ảnh hiển thị các hạch bạch huyết gần đó. Những xét nghiệm hình ảnh cho bác sĩ thấy mức độ lan rộng của ung thư như đã di căn đến phổi và xương hay chưa.
Ung thư bàng quang có mấy loại?
Phổ biến nhất trong ung thư bàng quang là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, tế bào ung thư khởi phát từ các tế bào lót bên trong của bàng quang. Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tuyến - ít gặp hơn.
Các giai đoạn của ung thư bàng quang
Giai đoạn 0: Ung thư xuất hiện trong lớp lót bên trong.
Giai đoạn 1: Ung thư đã lan đến thành bàng quang.
Giai đoạn 2: Ung thư đã tới các cơ của thành bàng quang.
Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng đến các mô mỡ quanh bàng quang.
Giai đoạn 4: Ung thư đã lan rộng đến khung chậu hoặc bụng, hạch bạch huyết, hoặc các trang bộ phận ở xa như xương, gan, phổi.
Theo SKDS