5 điều quan trọng bạn cần biết về tổn thương ở thận
Không phải ai cũng nắm được tình trạng sức khỏe của mình nên có thể không nhận ra mình bị tổn thương ở thận hoặc không biết xử trí ra sao khi bị bệnh.
Không phải ai cũng nắm được tình trạng sức khỏe của mình nên có thể không nhận ra mình bị tổn thương ở thận hoặc không biết xử trí ra sao khi bị bệnh.
Trong thận chứa trung bình 800.000-1.000.000 ống sinh niệu. Ống sinh niệu là đơn vị chức năng và cấu trúc cơ bản của thận. Chúng có trách nhiệm duy trì nồng độ của nước và các chất hòa tan trong máu; điều tiết khối lượng máu, huyết áp và độ pH của máu hoặc axit. Cấu trúc này hoạt động bằng cách lọc máu, tái hấp thụ các chất dinh dưỡng và bài tiết nước, chất thải dư thừa vào nước tiểu.
Khi các cấu trúc này bị ảnh hưởng, thận sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được tình trạng sức khỏe của mình nên có thể không nhận ra mình bị tổn thương ở thận hoặc không biết xử trí ra sao khi bị bệnh.
Dưới đây là 5 điều quan trọng bạn cần biết nếu thận đang bị tổn thương.
- Các triệu chứng phổ biến nhất khi thận bị tổn thương thường là: lượng nước tiểu giảm, sưng ở chân, người yếu, mệt mỏi...
Tiến sĩ Umesh Khanna, chuyên về thận ở Ấn Độ cho rằng bệnh thận cũng được coi là một "sát thủ thầm lặng" đe dọa sức khỏe của mỗi người. Hầu hết bệnh nhân bị suy giảm chức năng ở thận thường không có dấu hiệu gì trong giai đoạn đầu. Nhưng một số người có thể gặp các triệu chứng như lượng nước tiểu giảm, nước tiểu sủi bọt, cơ thể mệt mỏi do thiếu máu hoặc huyết áp tăng không rõ nguyên nhân. Sưng mặt và chân, lượng nước tiểu ít là những triệu chứng sớm của bệnh suy thận giai đoạn đầu.
Không phải ai cũng nắm được tình trạng sức khỏe của mình nên có thể không nhận ra mình bị tổn thương ở thận.
- Xét nghiệm nước tiểu có thể biết mình bị suy thận hay không.
Chức năng chính của thận là sự bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể từ quá trình chuyển hóa protein và co cơ. Khi thận không hoạt động tốt, quá trình lọc máu bị ảnh hưởng, dẫn đến rò rỉ của protein trong nước tiểu. Vì vậy, chỉ cần làm xét nghiệm nước tiểu là đã có thể giúp phát hiện bệnh thận ở giai đoạn đầu.
- Các loại nước ép trái cây và nước dừa không tốt cho những người bị suy thận.
"Mặc dù trái cây, nước trái cây và nước dừa... thường được coi là đồ ăn, thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng đối với những bệnh nhân bị suy thận thì chúng lại không được khuyến khích", Tiến sĩ Khanna cho biết. Đó là bởi vì những thực phẩm này là một nguồn giàu kali, nếu bổ sung nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng lượng kali, tạo gánh nặng cho thận. Mức độ kali trong cơ thể tăng có thể gây ảnh hưởng đến tim.
- Những người có nguy cơ bị tổn thương thận cao bao gồm: bệnh nhân bệnh tiểu đường và huyết áp, người cao tuổi, những người bị nhiễm trùng đường tiểu...
Theo Tiến sĩ Khanna, người bị bệnh huyết áp cao sẽ dẫn đến lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao, do đó thiệt hại lần lượt cho các mạch máu trong cơ thể. Lượng đường trong máu quá cao có thể làm cho thận phải lọc máu quá nhiều lần. Nó tương tự như việc thận phải làm việc nhiều nếu bạn uống thuốc giảm đau. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu mà không chữa trị kịp thời cũng có thể dẫn đến việc các vi khuẩn di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng thận. Tổn thương ở thận có thể làm liên lụy đến bệnh tim và xương, gây yếu tim, loãng xương...
- Thận bị tổn thương sẽ không sản sinh vitamin D hiệu quả trong cơ thể.
Thận sản xuất một hormone giúp hình thành xương gọi là erythropoietin. Tuy nhiên, khi cơ quan bị suy yếu, sự sản xuất hormone cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này dẫn đến xương bị yếu hoặc giòn và yếu cơ. Thận cũng chịu trách nhiệm kích hoạt vitamin D để giúp xương và cơ bắp phát triển. Thận chuyển đổi calcifediol prehormone thành calcitriol - một một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D.
Theo afamily.vn