Các chàng trai vô tình 'sát hại' tinh binh như thế nào?
Các chàng trai nên xem mình có những thói quen nào dưới đây và hãy từ bỏ để bảo vệ những chú tinh binh của mình.
Các chàng trai nên xem mình có những thói quen nào dưới đây và hãy từ bỏ để bảo vệ những chú tinh binh của mình.
1. Để điện thoại trong túi quần
Nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng xác thực cho thấy đội quân tinh binh của các chàng sẽ bị giảm 9% số lượng do sóng điện thoại di động. Vì vậy, thói quen để điện thoại ở túi quần trước, rất gần với “cậu nhỏ” đang âm thầm tiêu diệt tinh binh đấy nhé.
2. Liên tục để mình rơi vào stress
Stress khiến mọi chức năng của cơ thể bị trì trệ hoặc kém hiệu quả, trong đó bao gồm cả quá trình sản xuất tinh binh. Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định thêm rằng, con trai liên tục bị stress sẽ tạo ra xu hướng hình thành tinh trùng có hình dáng dị thường hoặc không có khả năng vận động.
3. Hút thuốc, uống rượu bia
Tất nhiên rồi, dù hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay ít đều tác động tiêu cực tới quân đoàn tinh binh, tới chất lượng hoạt động của chúng. Tin tốt lành là bạn bỏ thuốc sớm bao nhiêu, khả năng phục hồi của tinh trùng sẽ nhanh hơn bấy nhiêu.
4. Tăng cân không kiểm soát
Béo phì hoặc tăng cân liên tục sẽ khiến lượng tinh binh giảm. Bởi chất béo khiến hormone nữ, estrogen, chiếm ưu thế nhiều hơn hormone nam, testosterone. Hơn nữa, con trai béo phì dễ rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được “cậu nhỏ”.
5. Ngâm mình trong nước nóng quá lâu
Bạn từng nghe nói tinh trùng có thể bị “chết khô” nếu ngồi quá lâu trong bồn nước nóng hay phòng xông hơi? Đó là sự thật. Bởi lẽ tinh hoàn sẽ không thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các bộ phận khác của cơ thể. Trong mùa Đông, bạn không nên tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu nhé!
6. Ngồi nhiều
Nếu thường xuyên ngồi bắt chéo chân quá lâu hay mặc quần bó sát, các boy nên từ bỏ đi nhé. Bởi lẽ ngồi ở tư thế trên, trong một giờ, nhiệt độ của tinh hoàn có thể tăng lên 2-3 độ C so với bình thường. Trong khi đó, chỉ cần tăng thêm 1 độ C là khả năng sản xuất tinh trùng đã giảm mất 40%.
Theo SKDS