Mẹ ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Ốm nghén trong thời gian mang thai là tình trạng phổ biến. Các triệu chứng có thể là buồn nôn, nôn, chán ăn…
Đối với những phụ nữ bị ốm nghén, những triệu chứng này thường đi cùng nhau. Các triệu chứng của nghén thường xảy ra nhiều vào buổi sáng. Nhưng đối với một số phụ nữ, các triệu chứng này có thể kéo dài cả ngày. Nhìn chung, những triệu chứng này sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu hoặc sau tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, đối với một số người, tình trạng này có thể kéo dài cả thai kỳ.
Mặc dù nghén được coi là một phần của thai kỳ khỏe mạnh, nhưng đôi khi thai phụ cũng cần thuốc hỗ trợ để đối phó với tình trạng này. Buồn nôn kéo dài có thể không đáng ngại nhưng nôn quá nhiều có thể khiến thai phụ không thể tiêu hóa được thực phẩm, yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, đây có thể là biểu hiện của chứng nôn nghén nặng. Tình trạng này thường không gây hại cho thai nhi nếu được xử lý kịp thời, nhưng rõ ràng, nó có thể khiến người mẹ yếu và dẫn tới mất chất điện giải và muối. Nếu để lâu, có thể dẫn tới giảm cung cấp dưỡng chất cho bào thai khiến thai nhi có thể tử vong.
Điều trị chứng nôn nghén như thế nào?
Chứng nôn nghén không nên để kéo dài qua lâu. Điều trị có hiệu quả tình trạng này với những lần nhập viện ngắn cũng có thể là cần thiết. Thai phụ có thể nằm viện từ 24 tới 48 giờ để phục hồi cân bằng điện giải, tránh để tình trạng này kéo dài quá lâu có thể khiến người mẹ mệt mỏi. Tình trạng này nói chung sẽ không ảnh hưởng tới em bé ngay cả khi mẹ phải điều trị y tế.
Ai có khả năng bị chứng nôn nghén?
Nguyên nhân gây chứng nôn nghén vẫn chưa được làm rõ. Nhưng những thay đổi hormon ảnh hưởng tới tình trạng ốm nghén nghiêm trọng này. Hormon hCG bài tiết trong quá trình mang thai có thể gây ra tình trạng này. Nhưng không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị chứng nôn nghén. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bị tình trạng này:
Mang đa thai
Có tiền sử ốm nghén
Đau nửa đầu kèm theo buồn nôn và nôn nặng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn bị nôn nhiều hơn 4-5 lần/ngày và không thể ăn được thậm chí một bữa.
Nếu nôn khiến bạn không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bị giảm cân.
Nếu thấy có máu khi nôn.
Cách xử trí
Bạn có thể thực hiện những cách đơn giản sau để giảm các triệu chứng:
Ăn những bữa nhỏ thường xuyên
Uống nhiều nước và các chất lỏng khác khi không buồn nôn
Tránh những tác nhân có thể gây buồn nôn (như mùi, thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng này).
Tránh thực phẩm cay và chất béo hoặc thực phẩm khó tiêu.
Theo SKDS