Những mẹo nhỏ giúp bé uống thuốc dễ dàng
Rất ít trẻ sẵn lòng uống thuốc khi bị ốm, dù biết rằng uống thuốc sẽ giúp trẻ khỏe lên. Thuốc viên có thể khó nuốt, còn mùi vị của thuốc nước thì không ngon lành tí nào.
Rất ít trẻ sẵn lòng uống thuốc khi bị ốm, dù biết rằng uống thuốc sẽ giúp trẻ khỏe lên. Thuốc viên có thể khó nuốt, còn mùi vị của thuốc nước thì không ngon lành tí nào.
Thuốc viên là thứ đáng sợ nhất đối với trẻ. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ thấy rằng 50% số bệnh nhi khó khăn khi phải uống thuốc viên kích cỡ chuẩn.
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ để giúp bé uống thuốc dễ dàng hơn.
1. Bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ
Sẽ dễ dàng dạy cho bé cách uống thuốc hơn trước khi bé có cơ hội hình thành nỗi sợ thuốc.
Trẻ thường sợ uống thuốc viên vì sợ sẽ bị hóc. Trong trường hợp này bạn có thể nhắc cho bé rằng cổ họng bé có thể nuốt được những thứ to hơn nhiều, ví dụ như thức ăn.
Tốt nhất là dạy trẻ uống thuốc từ sớm, khi trẻ được khoảng 4 hoặc 5 tuổi – trước khi trẻ biết sợ việc nuốt thứ gì đó. Đợi cho đến khi trẻ lên 8 hoặc 9 tuổi có lẽ là quá muộn.
2. Làm gương
Trẻ em thường có xu hướng bắt chước cha mẹ trong cách nói năng và hành động – và việc uống thuốc cũng không phải là ngoại lệ. Làm mẫu cho trẻ cách uống viên thuốc và nhấn mạnh rằng việc đó không hề khó sẽ khiến trẻ bớt sợ.
Cách tiếp cận lạc quan và tích cực là rất quan trọng. Khi bé đã sẵ sàng, hãy đặt viên thuốc quanh răng của bé, hoặc về phía cuống lưỡi, cho bé hơi ngửa đầu ra sau. Bảo bé hình dung viên thuốc như một miếng thức ăn và nuốt vào.
3. “Ngụy trang” mùi vị
Thường thì trẻ sẽ ngậm viên thuốc trong miệng mà không nuốt ngay. Thế rồi lớp vỏ bao ngoài viên thuốc tan ra và để lộ mùi vị “kinh khủng” của thuốc, kết quả là bé nhè ngay viên thuốc ra ngoài. Điều này dẫn đến việc sẽ rất khó cho bé uống lại. Không may là nhiều loại thuốc nước cũng có hương vị không khá hơn là mấy.
Một giải pháp ít mất thời gian là ngụy trang thuốc bằng đồ ăn. Bạn có thể dùng kem hoặc nước sốt táo hoặc bất kỳ đồ ăn gì đặc một chút để có thể giấu được viên thuốc. Hoặc đầu tiên cho bé một que kem – thứ sẽ để lại hương vị ngon lành trong miệng và làm tê đầu lưỡi. Khi lưỡi gặp lạnh, cảm giác về mùi vị cũng giảm đi.
Còn với thuốc nước thì sao?
Nếu không có sẵn kem que, bạn có thể đặt một chiếc thìa vào ngăn đá tủ lạnh vài phút, đặt nó lên lưỡi trẻ, sau đó lấy thìa ra và cho trẻ uống thuốc. Việc đặc chiếc thìa lạnh lên lưỡi cũng có công dụng giống như kem – nó làm giảm khả năng cảm nhận mùi vị và làm tê lưỡi của bé.
Sau khi bé uống thuốc, hãy cho bé uống thứ gì đó tráng miệng để làm giảm mùi vị không ngon của thuốc.
Bạn cũng có thể kiếm một chiếc bơm tiêm ở hiệu thuốc và dùng nó để bơm thuốc nước vào một cái kẹo mềm có nhân bơ lạc hoặc sô cô la. Vị của bơ lạc và sô cô la sẽ xua tan mùi vị khó uống và không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Gần như mọi thứ đồ ăn có kết cấu đặc đều có thể giúp “ngụy trang” thuốc. Đối với một số trẻ, nước cam là mẹo hữu ích, nhất là loại nước ép có cả tép cam. Nhưng đó phải là thứ có hương vị mạnh mà trẻ thích.
Tuy nhiên kẹo dẻo không phải là một lựa chọn – nó không nhiều mùi vị và không lạnh như những thứ kia
Theo SKDS