Chữa trĩ bằng Đông y
Theo Đông y, trĩ là bệnh phát sinh ngoài giang môn – đa phần bệnh nhân có ứ tích nhiệt thấp, ăn đồ cay nóng nhiều, kéo dài, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu thông, hoặc do đại tiện táo. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều hoặc người bị lỵ kéo dài, trọc khí ứ, huyết khu trú ở giang môn.
Theo Đông y, trĩ là bệnh phát sinh ngoài giang môn – đa phần bệnh nhân có ứ tích nhiệt thấp, ăn đồ cay nóng nhiều, kéo dài, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu thông, hoặc do đại tiện táo. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều hoặc người bị lỵ kéo dài, trọc khí ứ, huyết khu trú ở giang môn.
Tô mộc. |
Theo Đông y, trĩ là bệnh phát sinh ngoài giang môn – đa phần bệnh nhân có ứ tích nhiệt thấp, ăn đồ cay nóng nhiều, kéo dài, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu thông, hoặc do đại tiện táo. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều hoặc người bị lỵ kéo dài, trọc khí ứ, huyết khu trú ở giang môn.
Có lẽ bệnh trĩ xuất hiện quá sớm nên sách cổ cách đây hàng ngàn năm đã nêu phương pháp phòng chữa bệnh này như sau:
Người bệnh có tích thấp nhiệt lâu ngày nên cần phòng tránh thấp và nhiệt. Thấp hại tỳ.
Thấp liên quan đến điều kiện sinh sống làm việc nơi ẩm thấp kéo dài hoặc ăn nhiều chất nhờn béo.
Tỳ là cơ quan có chức năng vận chuyển biến hóa thức ăn. Tỳ thống nhiếp huyết nghĩa là giúp dòng máu lưu thông. Nếu máu thoát ra ngoài mạch là tỳ yếu. Lo nghĩ hại tỳ.
Can có chức năng tàng huyết – uất ức kéo dài sẽ sinh nội nhiệt – nhiệt cũng làm máu dễ chảy ra ngoài, ăn uống các chất cay nóng cũng tăng sinh nhiệt.
Việc búi trĩ hay giang môn sa ra ngoài là do khí hư, tỳ khí hư không có khả năng nâng lên. Nhưng đã nói đến khí không thể không nói đến phế. Phế chủ xuất nhập khí. Phế khí yếu sẽ làm cho ăn uống kém như vậy lại ảnh hưởng đến tỳ khí. Cơ thể muốn khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động điều hòa thì khí và huyết của cơ thể phải đủ và lưu thông. Khí lưu thông huyết mới lưu thông. Huyết lưu thông thì khí cũng lưu thông. Người ngồi lâu ở một tư thế, hay bị lỵ mà phải rặn nhiều sẽ làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ, gây căng dãn mạch vùng môn. Càng ứ lâu lưu thông huyết càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu đó là trĩ xuất huyết. Phòng bệnh trĩ là luôn giúp cho khí huyết đủ và lưu thông. Công việc phải ngồi xổm nhiều, người lao động khiêng vác nặng mệt nhọc hay thời điểm sinh đẻ, phụ nữ phải rặn nhiều đó là điều kiện thuận lợi để trĩ hình thành hay đã bị trĩ sẽ nặng thêm.
Để điều trị trĩ, Đông y dùng thuốc ngâm bôi và thuốc uống.
Thuốc ngâm bôi
Sử dụng thuốc ngâm bôi tốt với trường hợp sau khi đại tiện trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn.
Công thức thuốc ngâm bôi theo nguyên tắc làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên.
Bài 1: Hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g.
Bài 2: Sa sàng 20g, ngũ bội 20g, tô mộc 30g, hoàng bá 20g, binh lang 10g.
Bài 3: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g.
Ngày đun 1 thang. Cách làm: cho 6-7 bát nước (1-2 lít nước) đun sôi liên tục 10-15 phút chắt ra chậu sạch. Sau mỗi lần đại tiện xong rửa sạch hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút.
Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10-15 phút rồi mới đi lại.
Thuốc uống: Tùy thể bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
- Nếu người bệnh đại tiện ra máu đỏ, miệng đắng, nhớt, đó là thấp nhiệt uất tích trường vị.
Bài thuốc: Địa du 15g, quyển bá 15g, nha đảm tử bọc trong long nhãn 20g, đun nước uống.
- Nếu đại tiện khó, phân có máu không tươi, ngực bụng trướng đầy.
Bài thuốc: Hoàng liên 10g, trần bì 30g, sơn tra 10g, khương truật 10g, bạch đầu ông 20g, hoàng bá 15g, thần khúc 10g, mộc hương 10g, mã sĩ liên 30g, trần bì 10g, ô mai 15g, mạch nha 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu người bệnh đau vùng hậu môn.
Bài thuốc: Đương quy 10g, hòe hoa sao 1g, đại hoàng đốt thành than 10g, xuân bì tán 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu đại tiện máu đỏ tươi hoặc nhạt, phân không thành khuôn, người mệt, nói nhỏ, bụng trướng, có thể đau bụng, mạch huyền sác vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g, táo nhân sao 12g, trắc bá diệp 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, đảng sâm 20g. Sắc uống, pha thêm 1 thìa mật ong.
- Nếu có biểu hiện uất nhiệt: Hoàng kỳ 30g, thăng ma 10g, đại hoàng sao đen 8g, sài hồ 12g, đảng sâm 15g, bạch truật 15, gừng nướng cháy 10g, địa du thán 10g, bạch cập phấn 6g, cam thảo 10g, xích linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Người bị trĩ có kim chứng ho, tức ngực khó thở, người mệt mỏi: Mạch môn 12g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, cát cánh 10g, cát lâm 12g, hoàng cầm 12g, ngũ vị 8g, bạch truật 16g, đan sâm 16g, tử uyển 10g, cam thảo 6g, khoản đông hoa 10g, xích thược 1g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu trĩ sa ra ngoài, lưng đau, người bệnh phiền táo không yên, có thể dùng: Tử hoa địa đinh 8g, cúc hoa 8g, kim ngân hoa 12g, xích thược 12g, bán chi liên 10g, thảo hà sa 10g, bồ công anh 12g, cam thảo sống 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chế độ ăn với người bị trĩ là nên kiêng chất cay nóng, giảm chất chua, giảm hoặc bỏ thuốc và rượu, giảm hoạt động tình dục, tránh căng thẳng suy nghĩ nhiều làm khí yếu bệnh tăng.
Tác giả: PGS.TS. Dương Trọng Hiếu
Báo sức khỏe & Đời sống Online