7 món ăn không nên đun lại nhiều lần
Thịt gà, khoai tây, nấm, củ cải là những loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên hâm lại nhiều lần. Vì nhiệt độ có thể gây biến đổi thành phần dinh dưỡng của chúng.
Thịt gà, khoai tây, nấm, củ cải là những loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên hâm lại nhiều lần. Vì nhiệt độ có thể gây biến đổi thành phần dinh dưỡng của chúng.
1. Thịt gà
Theo Boldsky, khi hâm nóng thịt gà, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bạn nên mua lượng thịt vừa đủ và ăn hết trong một bữa. Nếu bắt buộc, bạn lấy thịt đông lạnh, để rã đông tự nhiên vài giờ trước khi ăn.
2. Khoai tây
Khoai tây là một loại tinh bột bổ dưỡng, nếu để lâu ngày, chúng sẽ mọc mầm và gây hại cho sức khỏe. Khi bạn dùng khoai tây hâm nóng lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng mất hết, thậm chí chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
3. Củ cải đường
Đun lại món củ cải đường sẽ khiến các gốc nitrat và chất dinh dưỡng bay hơi hết. Nếu muốn sử dụng củ cải đường bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể để nó tan giá tự nhiên vài giờ trước khi sử dụng.
4. Nấm
Nấm là thực phẩm chỉ nên ăn lúc còn tươi và không bao giờ đun lại nhiều lần. Nhiệt độ cao có thể khiến các protein trong nấm thay đổi và trở nên nguy hiểm đối với cơ thể con người.
5. Trứng
Các protein trong trứng sẽ bị phá hủy nếu bạn đun lại nó lần thứ 2. Thậm chí, trứng có thể biến đổi thành phần dinh dưỡng thành chất gây hại và gây rối loạn tiêu hóa. Bạn không nên hâm lại món trứng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình.
6. Rau bina
Món rau bina được hâm lại nhiều lần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do nhiệt độ khiến các gốc nitrat trong rau bina biến đổi thành nitrit - một hợp chất gây ung thư. Tốt nhất, bạn nên sử dụng rau bina ngay sau khi chế biến để hấp thụ hiệu quả chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.
7. Cần tây
Rau cần tây là một loại gia vị quan trọng trong các món súp, xào... Việc hâm nóng loại rau này có thể sinh ra chất nitrit gây ung thư nguy hiểm. Nếu muốn hâm lại món súp chứa cần tây, bạn hãy loại bỏ hết loại rau này trong món ăn trước khi tác động nhiệt.
Theo SKDS