Spironolacton
Tên gốc: Spironolacton Biệt dược: ALDACTONE Nhóm thuốc và cơ chế: một trong những chức năng chính của thận là giữ muối (natri clorua) và nước. ở bệnh nhân bị suy tim và xơ gan, nồng độ một hormon của tuyến thượng thận là aldosteron tăng khiến thận giữ muối và nước. Spironolacton ức chế tác dụng của aldosterol, khiến thận bài xuất muối và nước trong khi vẫn giữ lại kali. Do đó, spironolacton được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali.
Tên gốc: Spironolacton
Biệt dượcALDACTONE
Nhóm thuốc và cơ chế: một trong những chức năng chính của thận là giữ muối (natri clorua) và nước. ở bệnh nhân bị suy tim và xơ gan, nồng độ một hormon của tuyến thượng thận là aldosteron tăng khiến thận giữ muối và nước. Spironolacton ức chế tác dụng của aldosterol, khiến thận bài xuất muối và nước trong khi vẫn giữ lại kali. Do đó, spironolacton được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali.
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén (25mg, 50mg, 100mg).
Bảo quản: nên bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Chỉ định: Spironolacton được dùng làm thuốc lợi tiểu để lấy đi lượng dịch thừa do suy tim ứ huyết, xơ gan và bệnh thận gây ra. Thuốc cũng được dùng phối hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp và trong những trường hợp hạ kali huyết. Spironolacton cũng được dùng để làm mất tác dụng của lượng aldosterol thừa.
Cách dùng: có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
Tương tác thuốc: Spironolacton có thể làm giảm nồng độ natri máu trong khi làm tăng nồng độ kali. Kali máu cao có thể dẫn đến bất thường nhịp tim nguy hiểm tính mạng. Do đó, thường không dùng spironolacton với những thuốc khác có thể làm tăng nồng độ kali máu, như các chế phẩm bổ sung kali, chất ức chế ACE, indomentacin (INDOCIN) hoặc các thuốc lợi tiểu giữ kali khác. Spironolacton có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu, cần điều chỉnh liều digoxin.
Tác dụng phụ: chứng vú to không phải là một tác dụng phụ hiếm gặp. Những tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm ỉa chảy, chuột rút, đờ đẫn, phát ban, liệt dương, kinh nguyệt không đều và mọc râu lông bất thường.
(Theo cimsi)