Nadolol
Tên gốc: Nadolol Biệt dược: CORGARD Nhóm thuốc và cơ chế: thuốc ức chế bêta-adrenergic, chủ yếu phong bế tác dụng của hệ thần kinh giao cảm trên tim. Nadolol làm giảm nhịp tim và áp lực co cơ tim, vì vậy làm giảm huyết áp. Đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của tim vượt quá khả năng cung cấp. Bằng cách làm chậm nhịp tim và làm giảm áp lực co cơ tim nên nadolol làm giảm nhu cầu oxy của tim và do đó phòng đau thắt ngực.
Tên gốc: Nadolol
Biệt dượcCORGARD
Nhóm thuốc và cơ chế: thuốc ức chế bêta-adrenergic, chủ yếu phong bế tác dụng của hệ thần kinh giao cảm trên tim. Nadolol làm giảm nhịp tim và áp lực co cơ tim, vì vậy làm giảm huyết áp. Đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của tim vượt quá khả năng cung cấp. Bằng cách làm chậm nhịp tim và làm giảm áp lực co cơ tim nên nadolol làm giảm nhu cầu oxy của tim và do đó phòng đau thắt ngực.
Dạng dùng: viên nén 20mg, 40mg, 80mg, 120mg, 160mg.
Bảo quản: ở nhiệt độ 2-30°C, tránh ánh sáng.
Chỉ định: điều trị cao huyết áp, đau thắt ngực liên quan đến bệnh mạch vành. Nadolol cũng dùng để điều trị run, phòng đau đầu và phòng lo lắng trong tình trạng lo lắng kích động.
Liều dùng và cách dùng: Nadolol thường được dùng ngày một lần, lúc no hoặc đói. Đề phòng lo lắng, uống thuốc 2 giờ trước tình trạng lo lắng, kích động. Giảm liều và khoảng cách giữa các li ều khi suy thận vừa.
Tương tác thuốc: tác dụng hạ huyết áp của nadolol tăng lên khi dùng phối hợp với các thuốc hạ huyết áp. Dùng phối hợp nadolol với diltiazem, verapamil, amiodaron hoặc digoxin có thể gây blốc tim toàn bộ. Các thuốc chống viêm phi steroid như ibuprogen, naploxen có thể ngăn cản tác dụng hạ huyết áp của các chất chẹn bê ta cũng như nadolol.
Đối với phụ nữ có thai: có rất ít thông tin về dùng nadolol cho thai phụ. Thầy thuốc cần thận trọng cân nhắc lợi ích va nguy cơ khi dùng nadolol cho thai phụ.
Đối với phụ nữ cho con bú: Nadolol bài tiết vào sữa mẹ. Không dùng nadolol cho người mẹ đang cho con bú do nguy cơ ngộ độc tiềm tàng cho trẻ bú sữa mẹ.
Tác dụng phụ: nhìn chung, thuốc dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường nhẹ và chóng tàn. Hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ như đau bụng, ỉa chảy, táo bón, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, trầm cảm, mơ, giảm trí nhớ, sốt, bất lực, mê sảng, chậm nhịp, hạ huyết áp, đau nhói và tê cứng đầu chi, đau họng, thở nông và khò khè.
Nếu cần, ngừng dùng thuốc thì phải giảm liều từ từ qua vài tuần. Nadolol có thể che lấp các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết, đặc biệt ở bệnh nhân đái đường có xu hướng hạ đường huyết và có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đái đường.
(Theo cimsi)