Viêm họng, viêm tai… không đơn giản như bạn nghĩ
Ở Việt Nam, khoảng 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu và 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Ở Việt Nam, khoảng 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu và 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi viêm cầu thận cấp không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh chuyển sang mạn tính với những biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ bị viêm họng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Viêm cầu thận cấp tính là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ tất cả các đơn vị thận của hai thận. Như đã nói ở trên, bệnh viêm cầu thận cấp có tỷ lệ mắc phải cao sau vài ngày xuất hiện tình trạng viêm họng, viêm tai hoặc viêm da mủ do nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A. Vì thế không nên chủ quan khi nghĩ là viêm họng, hay viêm da là bệnh nhẹ có thể tự chữa trị mà không đến bác sĩ thăm khám cẩn thận. Ngoài liên cầu khuẩn, viêm cầu thận cấp có thể mắc phải sau viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm màng trong tim chậm osler, nhiễm khuẩn huyết, quai bị, thủy đậu, lupus ban đỏ, nhiễm nấm, ký sinh trùng nhưng ít gặp hơn.
Điều nguy hiểm là, bệnh viêm cầu thận cấp thường diễn tiến một cách thầm lặng, kín đáo, không có triệu chứng lâm sàng, nên người bệnh không biết mình bị bệnh. Chỉ đến khi tình cờ đi khám bệnh khác, hoặc qua kiểm tra máu, nước tiểu tại cơ sở y tế thấy có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu mới phát hiện bệnh.
Tuy thế, trong nhiều trường hợp bệnh cũng có thể phát triển hết sức rầm rộ, thể hiện qua một số triệu chứng dưới đây:
Mời độc giả đón đọc phần 2:"6 dấu hiệu tố bạn bị viêm cầu thận" vào lúc 8h ngày 2/7/2015.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu bệnh viêm cầu thận cấp được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ hồi phục có thể rất cao, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Bệnh nhân nhỏ tuổi, tỷ lệ phục hồi càng cao hơn bệnh nhân lớn tuổi. Khi protein niệu kéo dài trên 6 tháng, bệnh không còn khả năng tự phục hồi, viêm cầu thận cấp tính trở thành viêm cầu thận mạn tính với những hậu quả nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3-8 tuổi, trẻ trai hay mắc phải hơn trẻ gái với tỷ lệ là 2/1. Vì thế cha mẹ, người lớn trong nhà không nên chủ quan khi trẻ nhỏ bị ốm. Khi có biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, tuân thủ điều trị để bệnh nhanh khỏi. Để phòng bệnh viêm cầu thận cấp cần tuân thủ quy tắc vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh. Người viêm cầu thận cấp cần hạn chế ăn muối, khi có suy thận cần chế độ ăn giảm đạm, kali và nghỉ ngơi tuyệt đối khi có tăng huyết áp.
Theo SKDS