Phòng ngừa đau nửa đầu - Thuốc gì?
Đau nửa đầu (Migraine) hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữ bị nhiều gấp ba lần nam, bệnh có tính chất gia đình, đau thường biểu hiện khu trú ở một bên đầu.
Đau nửa đầu (Migraine) hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữ bị nhiều gấp ba lần nam, bệnh có tính chất gia đình, đau thường biểu hiện khu trú ở một bên đầu.
Điều trị dự phòng (điều trị mạn tính) Migraine đặt ra khi bệnh nhân có ít nhất hai cơn Migraine mỗi tuần hoặc Migraine ảnh hưởng tới cuộc sống bệnh nhân mặc dù đã được điều trị cắt cơn hoặc các thuốc cắt cơn có chống chỉ định, không hiệu quả, không dung nạp hay có tình trạng lạm dụng thuốc. Điều trị dự phòng làm giảm tần suất và mức độ nặng của cơn đau, có thể làm tăng hiệu quả của thuốc giảm đau. Hầu hết các thuốc điều trị dự phòng đều không có tác dụng cắt cơn đau ngay lập tức và có thể có một số tác dụng phụ. Các nhóm thuốc tim mạch: Thuốc chẹn beta - được dùng trong điều trị tăng huyết áp và bệnh lý mạch vành, có tác dụng giảm tần suất và mức độ nặng của các cơn Migraine. Đây là thuốc đầu tay trong điều trị dự phòng. Các thuốc chẹn kênh canxi cũng có tác dụng như: verapamil, sibelium. Thuốc chống trầm cảm cũng thuộc nhóm thuốc đầu tay trong điều trị dự phòng Migraine, các thuốc amitriptilin, nortriptyline có tác dụng điều trị tốt với nhiều loại đau đầu, trong đó có Migraine... Bên cạnh đó, thuốc kháng động kinh như depakine, topiramate (topamax) và gabapatine (neurontine) cũng có tác dụng giảm tần suất cơn Migraine. Tuy nhiên, các thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp... chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Theo SKDS