Một số bệnh hay gặp ở bàn chân
Bàn chân của chúng ta có nhiều chức năng, chúng có thể duy trì sự cân bằng và đảm bảo rằng chúng ta có thể di chuyển một cách năng động và dễ dàng kể cả trên các bề mặt không bằng phẳng.
Bàn chân của chúng ta có nhiều chức năng, chúng có thể duy trì sự cân bằng và đảm bảo rằng chúng ta có thể di chuyển một cách năng động và dễ dàng kể cả trên các bề mặt không bằng phẳng. Vậy mà đôi khi bàn chân cũng có bệnh tật khiến cho con người không đi đứng được vì đau đớn. Sau đây là một số bệnh tật thường gặp ở bàn chân.
Chai cứng chân:
Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng. Với biểu hiện da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân. Nguyên nhân là do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại, ngoài ra, chai chân thường là do đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân.
Chai chân rất dễ nhận biết và ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng.
Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; còn chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân. Tùy từng vị trí mà có thể báo hiệu mắc một số bệnh lý như: Nguy cơ mắc các bệnh về xương, rắc rối ở ruột và đại tràng, rối loạn chức năng gan... Thậm chí là dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng,và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng.
Ðau gót chân:
Đau gót chân là chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Ðau gót chân thường thấy ở lớp người ngoài 40 tuổi mà lại hoạt động nhiều. Ở lớp tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Với dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc chung quanh gót chân. Tùy vào vị trí đau có thể do báo hiệu các bệnh lý như: gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại...
Viêm bao hoạt dịch ngón chân:
Ðây là sự sưng dày và gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể là do thừa kế gia đình (bàn chân Giao Chỉ) hoặc đi giày quá chật, gót quá cao. Qua sự cọ xát với giày, lớp mô này càng ngày càng dầy lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị đi đứng sẽ bị khó khăn. Trong nhiều trường hợp xấu, căn bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái có thể gây tàn tật.
Mụn cóc bàn chân:
Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15 - 30 tuổi, do một loại virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính. Thương tổn lúc này nổi cao sần sùi màu xám bẩn đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Người bệnh thường lấy dao cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau thương tổn lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm thương tổn mới, đôi khi thành đám như khảm trai. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Virut có ở nơi ẩm ướt, người nhiễm phải khi đi chân đất.
Bệnh nấm ngón chân:
Nấm da bàn chân là bệnh nấm phổ biến nhất ở người, thường hay gặp bàn chân của vận động viên. Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm Trichophyton. Bệnh nấm da bàn chân có thể được truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp, từ động vật nhiễm bệnh, dụng cụ nhiễm nấm (như khăn tắm hoặc sàn phòng thay đồ) hoặc đất... Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da tróc, nứt nẻ, mùi hôi. Có thể giải quyết nấm với bột thuốc chống nấm hoặc kem chống nấm có hoạt chất clotrimazole, theo sự chỉ định của bác sĩ.
Ngón chân búa:
Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân. Ngón chân bất thường cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim, vì các sợi gân của ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Lúc đầu, bạn có thể di chuyển và thẳng các ngón chân. Theo thời gian, bạn sẽ không còn có thể di chuyển các ngón chân. Bệnh sẽ gây đau đớn. Đi bộ hoặc đi giày có thể gây đau. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân.
U dây thần kinh:
U dây thần kinh của một Morton là lành tính (không phải ung thư) sưng dọc theo dây thần kinh ở chân mang cảm giác từ các ngón chân. Lý do các dây thần kinh bắt đầu sưng lên là không rõ. Nhưng khi bắt đầu sưng thì xương và dây chằng gần đó gây áp lực lên các dây thần kinh, gây ra nhiều kích thích và viêm. Điều này tạo ra đau rát, tê, ngứa ran và cảm giác bất thường khác trong các ngón chân. U dây thần kinh của một Morton thường phát triển giữa các ngón chân thứ ba và thứ tư. Ít phổ biến hơn, nó phát triển giữa các ngón chân thứ hai và thứ ba. Các địa điểm khác là rất hiếm. Nó cũng là hiếm đối với u thần kinh của Morton phát triển trong cả hai chân cùng một lúc. Tình trạng này là phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, có lẽ là kết quả của việc đi giày cao gót, giày hẹp ngón. Kiểu giày có xu hướng dịch chuyển xương bàn chân vào một vị trí bất thường, làm tăng nguy cơ u thần kinh sẽ hình thành. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ u thần kinh của Morton. Các triệu chứng điển hình là gây ra cảm giác đau rát, tê hoặc ngứa ran ở, ngón chân thứ tư hoặc thứ hai, thứ ba
Lời khuyên của bác sĩ
Chăm sóc bàn chân về lâu dài, hằng ngày phải rửa chân mỗi tối. Sau đó, lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa các kẽ ngón chân. Sử dụng nước ấm rửa từ đầu gối xuống, có thể sử dụng nước muối loãng hoặc tinh dầu như bạc hà, dầu khuynh diệp, tinh dầu thông, tinh dầu hương thảo và hoa cúc có thể làm tăng cảm giác dễ chịu. Thường xuyên cắt móng chân, đi bộ và tập thể dục với giày phù hợp. Chọn giày bằng da là phù hợp và bên trong mềm mại. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh, nên rửa sạch chân bằng nước ấm.
Khi có biểu hiện bất thường hoặc bị tổn thương, nhiễm trùng phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.
Theo SKDS