Dấu hiệu sớm của sa mí mắt?
Bệnh sa mí mắt có thể xảy ra do sụp mi mắt, sau khi phẫu thuật mắt hoặc sau khi đeo kính áp tròng, hoặc có thể do liệt dây thần kinh số 3.
Bệnh sa mí mắt có thể xảy ra do sụp mi mắt, sau khi phẫu thuật mắt hoặc sau khi đeo kính áp tròng, hoặc có thể do liệt dây thần kinh số 3.
Bệnh sa mí mắt là gì?
Bệnh sa mí mắt là tình trạng sụp mi mắt trên ở một hay cả hai mắt. Khi mép của mi mắt trên rủ xuống, thị trường của bạn bị che khuất một phần và gây mất thẩm mỹ.
Sa mí mắt có thể là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải trong cuộc sống.
Sa mí mắt bẩm sinh xảy ra do sự phát triển bất thường của cơ nâng mi mắt trên. Sa mí mắt mắc phải do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là giãn cơ nâng mí mắt, do quá trình lão hóa gọi là sụp mi do thần kinh (ptosis aponeurotic). Bệnh còn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật mắt hoặc sau khi đeo kính sát tròng. Các nguyên nhân khác là: liệt dây thần kinh số III; rối loạn thần kinh cơ, gây nhược cơ và loạn dưỡng cơ.
Nếu bị sa mí mắt, bạn có thể nhận thấy việc mở mắt ngày càng khó khăn hơn. Hoặc bạn cảm thấy mắt bị căng ra và đau lông mày do tăng gắng sức để nâng mí mắt, nhanh mệt mỏi khi đọc sách. Nhiều khi bạn phải ngửa đầu về phía sau để nhìn. Những người thân xung quanh dễ dàng nhìn thấy bạn bị sa mí mắt và nhìn vào mặt bạn, cảm thấy bạn có vẻ rất mệt mỏi ủ dột.
Điều trị bệnh sa mí mắt
Việc điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây sa mí mắt. Nếu sụp mi do thần kinh thường được hồi phục bằng phẫu thuật. Mục đích chính của phẫu thuật là nâng mí mắt trên cho phép bạn nhìn thấy toàn bộ thị trường. Đồng thời, chỉnh sửa đạt được sự cân đối giữa hai bên. Phẫu thuật này có thể đạt được kết quả rất khả quan. Sa mí mắt bẩm sinh cần phẫu thuật để xử lí một cơ bất thường. Tuy nhiên, việc phẫu thuật một cơ bất thường khó đạt được sự cân đối hoàn toàn cho vị trí của hai mi mắt và chức năng của mắt. Sa mí mắt bẩm sinh, nếu nặng và che khuất thị lực nhiều, thường được điều trị khi đứa trẻ còn nhỏ; trái lại nếu nhẹ, có thể đợi đến khi bệnh nhân trưởng thành mới cần phẫu thuật.
Theo SKDS