Biến chứng và điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng của giãn tĩnh mạch
- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các phương pháp điều trị
Có 5 phương pháp điều trị chính nhằm kiểm soát hay chặn đứng sự trào ngược, loại bỏ trào ngược từ các tĩnh mạch nhánh và từ các mạch nối, cuối cùng là ngăn ngừa sự tràn ngập mô kẽ do dịch thấm ra từ các vi quản.
- Phòng ngừa: phương pháp này nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm: để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón…
- Băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức.
- Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như: Daflon, Rutin C, Veinamitol… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.
- Phẫu thuật với hai phương pháp chính: lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn gọi là phương pháp Stripping bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch như chúng ta làm lòng gà và phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để có tỉ lệ tái phát thấp nhất. Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 900C để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này cho tỉ lệ tái phát khá cao đến 30% các trường hợp.
Việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này như Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, các khoa phẫu thuật mạch máu tại một số bệnh viện lớn khác.
Cần phải phát hiện sớm bệnh suy tĩnh mạch
Muốn điều trị có kết quả, phải phát hiện sớm bệnh khi mà suy tĩnh mạch còn ở giai đoạn 1 - 2. Việc phát hiện ra bệnh sớm, không chỉ hoàn toàn dựa vào người thầy thuốc mà mỗi người trong chúng ta phải tự mình tìm hiểu cơ thể mình để xem có bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không.
Các triệu chứng sớm cũa bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường:
- Mỏi chân, nhất là khi đi lại hay đứng nhiều.
- Sưng phù mắt cá chân: phù xung quanh mắt cá và thấy rõ vào buổi tối. Khi thấy sưng phù, có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch với biểu hiện là các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo trên da.
- Chuột rút về đêm.
- Cảm giác như có kiến bò và ngứa chân.
Những người có các triệu chứng như vậy cần đi khám ở một bác sĩ chuyên khoa về tĩnh mạch học để được cho làm siêu âm Doppler màu tĩnh mạch, vì đây là một xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh cơ bản cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Theo SKDS