Bị sốt xuất huyết cần thử máu nhiều lần?
Mùa mưa, các bà mẹ thường nói “vào mùa” sốt xuất xuất nên nhắc nhở nhau phòng ngừa cho trẻ: mắc màn khi ngủ, diệt lăng quăng… nhưng khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết, các bà mẹ thường lo lắng khi con phải thử máu nhiều lần. Vậy tại sao khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết lại phải thử máu nhiều lần?
Mùa mưa, các bà mẹ thường nói “vào mùa” sốt xuất xuất nên nhắc nhở nhau phòng ngừa cho trẻ: mắc màn khi ngủ, diệt lăng quăng… nhưng khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết, các bà mẹ thường lo lắng khi con phải thử máu nhiều lần. Vậy tại sao khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết lại phải thử máu nhiều lần?
Bác sĩ Lý Kiều Diễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, không nên thử máu tất cả bệnh nhi bị sốt để tìm bệnh sốt xuất huyết. Chỉ nên thử máu những bệnh nhi bị sốt từ ngày thứ 3 trở đi vì nếu thử sớm hơn cũng không phát hiện được do bệnh sốt xuất huyết chỉ thể hiện trên xét nghiệm máu kể từ ngày thứ 3 của bệnh. Những bệnh nhi sốt ngày 1, ngày 2 có kết quả xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được bệnh sốt xuất huyết. Những bệnh nhi này khi cần cũng phải xét nghiệm lại vào ngày thứ 3 của bệnh.
Như vậy, những bệnh nhi này phải chịu hai lần xét nghiệm mà lần đầu là không cần thiết. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho thử máu sớm hơn vào ngày thứ 1, thứ 2 nhưng với mục đích chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hoặc sốt rét.
Ở các bệnh nhi bị sốt xuất huyết, có hiện tượng tăng tính thấm thành mạch máu trong cơ thể nên huyết tương thấm qua thành mạch máu vào trong mô kẻ. Hiện tượng này đưa đến máu trong lòng mạch bị cô đặc hơn bình thường. Vì vậy, khi thử máu chúng ta sẽ thấy dung tích hồng cầu (Hct) sẽ tăng.
Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết dung tích hồng cầu phải tăng ít nhất 20% so với trị số bình thường và trị số này thường thay đổi theo tuổi. Ví dụ dung tích hồng cầu của một trẻ 10 tuổi bình thường là 35%, khi bệnh Hct phải tăng ít nhất là 42% thì mới có giá trị chẩn đoán sốt xuất huyết. Một chỉ số nữa mà các bác sĩ phải để ý trong xét nghiệm máu là tiểu cầu. Bình thường số lượng tiểu cầu thay đổi từ 150 ngàn đến 300 ngàn/mm3 máu. Trên bệnh nhi sốt xuất huyết số lượng tiểu cầu thường giảm dưới 100 ngàn/mm3 . Như vậy, nếu một bệnh nhi bị sốt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 và thử máu cho thấy: Hct tăng cao và tiểu cầu giảm thì có thể chẩn đoán trẻ bị sốt xuất huyết.
Nếu thử máu lần đầu vào ngày thứ 3 của bệnh không nghi ngờ sốt xuất huyết thường ít khi bác sĩ cho xét nghiệm lại. Nhưng đối với những trường hợp cần theo dõi hoặc đã khẳng định sốt xuất huyết thì cần xét nghiệm nhiều lần để theo dõi diễn tiến của bệnh nhất là đối với những bệnh nhi ở vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh. Vì vậy, có bệnh nhi phải thử máu trong ngày tới 2 hoặc 3 lần.
Chiều 25/8, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về tình hình dịch bệnh (tuần từ ngày 18 đến 24/8) trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh lưu hành rong nước trong thời gian qua như viêm não Nhật Bản, bệnh dại, tiêu chảy, cúm A. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) đang có xu hướng gia tăng, tích lũy từ đầu năm tới nay có 348 trường hợp mắc SXH, không có ca tử vong (giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2013).
Theo vnmedia