Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai
Bệnh trĩ (có tên khoa học là haemorrhoids) trong thời kỳ mang thai đúng là sẽ gây ra đau đớn ở hậu môn. Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Mặc dù chứng bệnh này không dễ chịu chút nào, nhưng vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện để loại bỏ chúng. Ở đây chúng tôi có cung cấp một số mẹo hay để bạn đối phó với bệnh trĩ khi mang thai, nhưng nếu bạn cần hỏi về bất kỳ vấn đề gì khác, hãy liên hệ với chúng tôi!
Bệnh trĩ (có tên khoa học là haemorrhoids) trong thời kỳ mang thai đúng là sẽ gây ra đau đớn ở hậu môn. Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Mặc dù chứng bệnh này không dễ chịu chút nào, nhưng vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện để loại bỏ chúng. Ở đây chúng tôi có cung cấp một số mẹo hay để bạn đối phó với bệnh trĩ khi mang thai, nhưng nếu bạn cần hỏi về bất kỳ vấn đề gì khác, hãy liên hệ với chúng tôi!
Nguyên nhân bị bệnh trĩ khi mang thai
Có nhiều lý do tại sao thai phụ lại mắc bệnh trĩ trong lúc mang thai:
* Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên, làm giãn nở các tĩnh mạch. Thật không may là những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ trở nên uể oải và căng phình lên, đặc biệt khi tử cung ngày càng to của bạn lại gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này.
* Việc gắng sức khi đi vệ sinh cũng là một nguyên nhân phổ biến. Vì vậy, nếu bạn bị táo bón giống như nhiều bà mẹ tương lai khác, hãy thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước để giúp thuyên giảm bệnh trĩ.
Thuốc chữa bệnh trĩ
Thật không may là có rất ít thuốc chữa trị bệnh trĩ dành cho thai phụ. Vì vậy, hãy tham vấn bác sĩ xem bạn có thể dùng loại kem thoa, thuốc mỡ hoặc thuốc nhét hậu môn nào mà vẫn an toàn.
Tự giúp mình
Dùng thuốc chữa bệnh trĩ không phải là phương cách duy nhất, dưới đây là một vài cách khác giúp bạn phục hồi nhanh:
* Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái, nếu có thể. Gác chân cao lên trong khoảng 20 phút cũng giúp ích khá nhiều.
* Tránh sử dụng xà bông thơm, sữa tắm hoặc khăn ướt. Rửa sạch hậu môn bằng nước thường sau mỗi lần đi vệ sinh rồi lau khô. Mặc quần lót cotton rộng rãi cũng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu.
* Đi vệ sinh bất cứ khi nào bạn cần. Đừng “nín”!
* Tránh việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh và chứng bệnh táo bón.
* Thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện đường tiêu hóa.
* Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, hãy thư giãn trong bồn tắm nước ấm nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nếu cách này không hợp với bạn, một số người gợi ý bạn nên dùng đá để chườm.
(Theo Dumex)