Ăn chè khúc bạch: Coi chừng mang bệnh
Có không ít người vì thích ăn chè khúc bạch và có thể tự “chế” chè khúc bạch dễ dàng mà lạm dụng, ăn quá mức độ. Thậm chí có bạn trẻ, sáng, trưa, chiều, tối đều có thể ăn chè khúc bạch và khi đó, thực phẩm dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ bị lệch lạc, không cân bằng, nguy cơ sức khỏe suy giảm là điều dễ diễn ra.
Có không ít người vì thích ăn chè khúc bạch và có thể tự “chế” chè khúc bạch dễ dàng mà lạm dụng, ăn quá mức độ. Thậm chí có bạn trẻ, sáng, trưa, chiều, tối đều có thể ăn chè khúc bạch và khi đó, thực phẩm dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ bị lệch lạc, không cân bằng, nguy cơ sức khỏe suy giảm là điều dễ diễn ra.
Thực chất, trong chè khúc bạch có những thành phần gì? Về vị, chè khúc bạch có vị ngọt nặng hoặc nhẹ tùy theo người chế bến. Điều đó có nghĩa là trong chè khúc bạch có một lượng đường nhất định. Vị ngọt của đường như vậy có thể từ đường tinh luyện hoặc vị của những trái cây hoặc từ sữa pha chế trong chè. Về mùi, trong chè khúc bạch có mùi thơm của trái cây, có mùi thơm của sữa, hạnh nhân. Các thành phần khác như trái cây, có thẻ là cùi nhãn, vải, chôm chôm, hạt sen, đậu hũ…
Khi biết những thành phần trong chè khúc bạch như vậy, các bác sỹ, chuyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai khuyên người tiêu dùng, ăn gì quá cũng không tốt cho sức khỏe, trong đó có cả chè khúc bạch.
Các bác sỹ ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, nên chỉ ăn chè khúc bạch 1 tuần 2 lần, cách nhật. Lý do được các bác sỹ đưa ra là, trong một ngày ăn quá 2 bát chè khúc bạch, lượng đường cung cấp sẽ thừa, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người có bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp.
Theo ThS. BS Phan Hướng Dương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đối với người đái tháo đường tuỳ từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà nên hạn chế những loại thức ăn nào. Nếu người bệnh đang kiểm soát được đường huyết tốt thì người bệnh có thể ăn những loại quả gây tăng đường huyết cao.
Hoặc ngược lại thì nên tránh những quả như vải, nhãn, nho, chôm chôm.Còn theo lương y Bàng Cẩm - TP.HCM, các loại trái cây ngọt có nhiều đường như: nhãn, nho, vải... nên ăn điều độ, hợp lý vì sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ tăng cao. Đối với người bệnh nặng, chức năng thận bị rối loạn, người tiểu đường, cao huyết áp cần hạn chế.
Với những người mang bầu, trong chè khúc bạch có thể có một trong các loại quả như nhãn, vải, chôm chôm… đó là những trái cây tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Kể cả những trái cây đó trong một bát chè khúc bạch cũng không nhiều, thường từ 5 – 7 trái đã bóc vỏ và bỏ hột nhưng những trái cây như vậy tính nóng, dễ gây ra mụn nhọt. Thậm chí ăn mức độ dày, nhiều có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Với những người “bụng yếu” như đang bị tiêu chảy, đi ngoài thì không nên ăn chè khúc bạch bởi ăn vào có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trái cây, sữa trong chè khúc bạch sẽ làm gia tăng tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn.
Trên thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu dùng quả nhãn đưa vào trong chè khúc bạch làm trái cây chính, loại trái cây này được nhiều người ưa thích, dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này tính nóng, là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng … Thậm chí bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai.
Có nhiều cửa hàng dùng long nhãn khô, ngâm, nấu lại, nhồi hạt xen vào giữa làm thành phần hoa quả chính trong chè khúc bạch, nhưng cả long nhãn và hạt sen đều rất ngọt, nên với những người không dùng đến đồ ngọt, hoặc hạn chế dùng cần phải tránh. Ảnh: N. M
Có nhiều cửa hàng dùng long nhãn khô, ngâm, nấu lại, nhồi hạt xen vào giữa làm thành phần hoa quả chính trong chè khúc bạch, nhưng cả long nhãn và hạt sen đều rất ngọt, nên với những người không dùng đến đồ ngọt, hoặc hạn chế dùng cần phải tránh. Ảnh: N. M
Hoặc khi làm chè khúc bạch, người chế biến có thể dùng quả vải để làm loại quả chính trong bát chè. Loại quả này có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên các bà bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
Cùng với hai loại trái cây nói trên, chôm chôm cũng được lựa chọn để làm chè khúc bạch được. Cách chế biến chè khúc bạch có trái cây chính là chôm chôm thường thấy ở khu vực các tỉnh phía Nam. Trái cây này cũng nằm trong danh sách trái cây có tính nóng, “tiếp lửa” cho cơ thể và khi dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến mức nguy hại cho sức khỏe.
Theo VietQ