Trị mụn cơm, thuốc nào tốt?
Mụn cơm là một dày sừng khu trú gồm các tổn thương da và niêm mạc do một loại virut gây sùi ở người gọi là Human Papilloma Virut (HPV) gây ra. Virut khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cơm xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy không gây ung thư nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nên cần được điều trị triệt để.
Mụn cơm là một dày sừng khu trú gồm các tổn thương da và niêm mạc do một loại virut gây sùi ở người gọi là Human Papilloma Virut (HPV) gây ra. Virut khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cơm xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy không gây ung thư nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nên cần được điều trị triệt để.
Tại sao xuất hiện mụn cơm?
Mụn cơm xảy ra từ sau 2 - 6 tháng khi tiếp xúc trực tiếp với HPV. Có hơn 100 type HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn cơm là những nốt sần nhỏ lành tính, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp, không đau. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối.
Các tổn thương khi bị mụn cơm có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương. Bệnh lây từ người sang người do chạm vào khăn hoặc các vật dụng khác mà người nhiễm virut đã dùng. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cơm vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số loại mụn cơm như mụn cơm sinh dục khá dễ lây, song khả năng bị lây mụn cơm thông thường từ người khác là rất ít.
Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc từng đám.
Ai cũng có thể bị mụn cơm. Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất... Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng dễ bị mụn cơm.
Phương pháp điều trị và dùng thuốc
Mụn cơm thường không cần điều trị và có thể biến mất trong vòng 2 năm, song ở một số người, cần điều trị vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Thuốc điều trị thông thường là acid salicylic. Một số biện pháp khác gồm:
Áp lạnh: còn gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần.
Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu được phối hợp với một số hóa chất khác và bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da.
Phẫu thuật laser: thường chỉ dành cho những trường hợp mụn cơm khó chữa vì khá tốn tiền và có thể gây ra sẹo.
Vi phẫu: mụn cơm được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Vì phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ dành cho những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
Trong trường hợp xấu, mụn cơm không đáp ứng các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm liệu pháp khác như:
Miễn dịch liệu pháp: Thuốc điều trị miễn dịch có thể sẽ được quy định cho mụn cóc cứng đầu bao gồm dibutylester acid squaric và gel gọi là imiquimod. Đây là loại thuốc miễn dịch dạng kem bôi thường dùng điều trị mụn cơm sinh dục, nhưng cũng hiệu quả trong điều trị mụn cơm thông thường. Thuốc làm tăng đáp ứng miễn dịch của da với mụn cơm và làm cho mụn bị chết. Tuy nhiên, mụn cơm có thể trở lại khi các phương pháp điều trị ngừng lại.
Bleomycin (Blenoxane): tiêm vào mụn cơm loại thuốc bleomycin nhằm giết chết virut. Bleomycin được sử dụng cẩn thận cho các mụn cơm, nhưng ở liều cao hơn được sử dụng để điều trị một số loại ung thư. Rủi ro của liệu pháp này bao gồm mất móng tay, đồng thời thiệt hại cho da và thần kinh.
Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, các loại thuốc này làm gián đoạn tăng trưởng tế bào da mụn cóc. Bệnh nhân có thể dùng một loại kem hoặc một loại thuốc uống. Những thuốc này làm cho làn da thêm nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, hãy chắc chắn để bảo vệ làn da từ mặt trời trong khi dùng chúng.
Điều trị mụn cơm theo dân gian
Đã có nhiều trường hợp trị mụn cơm bằng các loại cây lá và mang lại hiệu quả cao như: đắp lá tía tô giã nát, dùng tỏi cắt lát rồi chà lên mụn cơm, dùng mặt trong vỏ chuối đắp lên mụn cơm, dùng nhựa đu đủ và nhựa lô hội bôi lên mụn cơm...
Lưu ý: Áp dụng biện pháp dân gian điều trị mụn cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những mụn cơm ở vị trí dễ xử lý và được phát hiện sớm.
Những trường hợp hạt cơm, mụn cóc ở vị trí nhạy cảm, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp này mà nên đến các bệnh viên chuyên khoa da liễu để điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Theo SKDS