Hậu quả nghiêm trọng do nhiễm H.pylori
Các triệu chứng viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do nhiễm H. pylori mạn tính như loét và ung thư dạ dày.
Các triệu chứng viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do nhiễm H. pylori mạn tính như loét và ung thư dạ dày.
Dạ dày khỏe mạnh nhờ đâu?
Dạ dày khỏe mạnh nhờ có 2 yếu tố: Chất nhầy: (dày khoảng 0,2mm) bao phủ niêm mạc dạ dày. Các yếu tố gây hại làm gián đoạn hoặc bào mòn lớp bảo vệ này tạo ra các lỗ hổng để axít dạ dày thấm vào, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây chợt, loét, xuất huyết dạ dày.
Sức đề kháng của niêm mạc: Lưu lượng máu tới niêm mạc, sức tái tạo tế bào biểu mô niêm mạc tổn thương là yếu tố quan trọng để bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc.
Vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori) có trong 92% bệnh nhân loét tá tràng và 65% bệnh nhân loét dạ dày. Chúng ký sinh ở giữa lớp chất nhầy và lớp tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, tiết các chất gây hại các tế bào biểu mô niêm mạc và giảm độ quánh của lớp chất nhầy.
Nguy cơ do viêm teo niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn H.pylori trong niêm mạc dạ dày.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là một thuật ngữ mô học với đặc trưng viêm mạn tính, tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tuyến môn vị và mô xơ. Đây là biểu hiện giai đoạn cuối của các bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn H. pylori, các yếu tố ngoại sinh khác và bệnh lý tự miễn dịch chống lại các tế bào tuyến của dạ dày, đặc biệt là tế bào thành và yếu tố nội. Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H. pylori thường không có triệu chứng nhưng nguy cơ diễn tiến tới ung thư dạ dày rất cao.
Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt yếu tố nội, chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh có khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Thiếu hụt cobalamin tác động chủ yếu đến hệ huyết học, tiêu hóa và thần kinh. Gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ, xuất huyết giảm tiểu cầu… Triệu chứng có thể gặp là: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đau ngực… thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn, tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác, yếu cơ, mất điều hòa; dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, loạn thần…
Cố gắng điều trị đảo ngược quá trình viêm teo
Khi chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày được xác định, cần tiến hành điều trị theo 3 mục tiêu: loại trừ tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong trường hợp viêm teo do nhiễm vi khuẩn H. pylori; điều trị các triệu chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn; cuối cùng là cố gắng đảo ngược quá trình viêm teo.
Điều trị diệt vi khuẩn H. pylori đòi hỏi sự phối hợp kháng sinh và các tác nhân chống tiết acid như thuốc ức chế bơm proton, ranitidine bismuth citrate (RBC). Việc không tuân thủ điều trị và vi khuẩn kháng kháng sinh là yếu tố quan trọng dẫn tới đáp ứng điều trị kém. Hiện nay, phác đồ diệt H. pylori được khuyến cáo là 3 thuốc cho đợt điều trị đầu tiên, nếu không có hiệu quả sẽ được thay bằng phác đồ 4 thuốc sau đó. Mỗi đợt điều trị từ 10-14 ngày. Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn tập trung vào điều trị giảm viêm, điều trị triệu chứng, bổ sung vitamin B12, giảm các yếu tố kích ứng quá trình tự miễn: vi khuẩn H. pylori, các gia vị kích ứng dạ dày…
Chú ý theo dõi sau điều trị
Cần xác định vi khuẩn H. pylori đã được điều trị triệt để hay chưa ít nhất là 4 tuần sau kết thúc điều trị, có thể dùng các xét nghiệm không xâm nhập như test urease qua hơi thở.
( theo suckhoedoisong)