Cách phòng và chữa trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Hàng năm, ở nước ta có khoảng 700 - 750 người trên một triệu dân mắc mới viêm đa khớp dạng thấp ở độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó, khoảng 80% ở độ tuổi trung niên. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu sự gia tăng không ngừng của căn bệnh này?
Hàng năm, ở nước ta có khoảng 700 - 750 người trên một triệu dân mắc mới viêm đa khớp dạng thấp ở độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó, khoảng 80% ở độ tuổi trung niên. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu sự gia tăng không ngừng của căn bệnh này?
Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mạn tính do chủng vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, nóng đỏ, đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.
Người bị viêm đa khớp dạng thấp thường có các triệu chứng: Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10 - 15 phút mới có thể xuống giường. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Nguyên nhân gây bệnh
- Tác nhân gây bệnh: Có thể là do virut, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70 - 80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60 - 70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với tổ chức HLA DR4 (gặp 60 - 70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
- Các yếu tố thuận lợi khác: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Phòng ngừa và điều trị
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp không dễ chữa khỏi, là một bệnh của hệ thống tự miễn. Chính vì vậy nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Điều trị thường là kéo dài 1 - 2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Vấn đề chủ yếu chỉ là làm giảm các đợt vượng bệnh và kiên trì tuân thủ điều trị.
Theo SKDS