Bệnh thoái hóa thân đốt sống
Thoái hóa thân đốt sống cùng với thoái hóa khớp còn hay được gọi là gai cột sống do khi chụp phim Xquang thường hay thấy những chồi xương trông như những gai nhọn.
Thoái hóa thân đốt sống cùng với thoái hóa khớp còn hay được gọi là gai cột sống do khi chụp phim Xquang thường hay thấy những chồi xương trông như những gai nhọn.
Thoái hóa thân đốt sống thường gặp ở người lớn tuổi hơn là ở người trẻ tuổi. Khi khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương mà trên phim Xquang người ta nhìn thấy như những cái gai nhọn nên gọi là “gai” cột sống. Nếu khối thoát vị đĩa đệm gây đau hoặc tê hay yếu liệt, người bệnh thường đi khám bệnh và bệnh đã được giải quyết trước khi cái “gai” hình thành. Chỉ có các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì (thường thì do chúng không gây chèn ép vào thần kinh) mới có đủ thời gian để tạo ra những cái “gai”. Như vậy, chỉ có một số rất ít trường hợp các chồi xương gây chèn ép các cấu trúc thần kinh cần được điều trị. Có một dạng thoái hóa thân đốt sống khác mà ở đó, các đĩa sụn ở thân đốt sống bị nứt vỡ, gây ra các chuyển động bất thường khi người bệnh cử động và gây ra đau. Giống như ở thoát vị đĩa đệm, yếu tố gây đau trong bệnh lí thoái hóa thân đốt sống thường có kèm theo quá trình viêm bởi sự xuất hiện của một lớp mô viêm giữa chồi xương và các cấu trúc kế cận. Dùng thuốc và các phương pháp nhiệt trị liệu, ion, từ trường… cùng với bất động cột sống bằng nẹp ngoài là phương pháp chữa bệnh đầu tiên được áp dụng. Mổ cắt bỏ các chồi xương, giải phóng các cấu trúc thần kinh hoặc làm vững lại cột sống là các phương pháp cần thiết khi điều trị bằng thuốc và vật lí trị liệu thất bại.
(Nguồn: Yhoctuxa)