Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này), mầm sống mới đã thực sự hiện hữu trong cuộc đời của bạn. Bạn cần phải thích nghi với sự thay đổi kỳ diệu này thế nào đây?
Sự phát triển của bé yêu
Quả bóng tế bào đang phân chia không ngừng trong tử cung của người mẹ lúc này đã là một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo.
Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé.
Phôi mầm lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai.
Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thầnh kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé... bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Cuối tuần thứ 5, tim bé bắt đầu đập. 4 chồi tay, chân nhỏ nhỏ dần phát triển. Hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành cùng với một miệng và một hàm.
Nếu bạn chưa dùng que thử thì đây cũng là thời điểm thích hợp để biết chính xác bạn có mang thai không (nếu không thấy “đỏ đèn”).
Thai nhi tuần thứ 5. Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của người mẹ
Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì đây là thời điểm bạn nghi ngờ mình đã “dính” bầu. Đừng lo lắng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất những việc cần làm. Nếu bạn thử que mà không thấy lên thì bạn có thể thử lại vào sớm hôm sau, khi vừa ngủ dậy.
Còn nếu đây là kế hoạch đã được định trước, bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội.
Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp.
Lưu ý là không vận động quá sức.
Cơ thể của bạn
Lúc này bạn sẽ thấy rõ là kỳ kinh nguyệt của mình đã bị chậm và nhiều khả năng là mình đã có thai. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác xuất hiện:
Cảm thấy ốm nghén?
Ốm nghén thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên khẳng định rằng bạn đang mang thai. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra ốm nghén vẫn chưa được tìm ra nhưng các bác sỹ cho biết, có thể là do tế bào hoàng thể gây ra (là tế bào tạo thành nhau thai, và sản xuất hormone giới tính nữ, estrogen, progesterone).
Ốm nghén thường kết thúc vào khoảng thời gian từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ khi tế bào hoàng thể ngừng hoạt động và nhau thai hình thành.
Hiện tượng thường thấy là ăn ít, khó ăn và thường buồn nôn vào buổi sáng sau khi thức dậy. Để tránh bị nôn khi nghén, nên tránh các thức ăn có nhiều gia vị hoặc chất béo, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cảm thấy nặng nề?
Bạn sẽ cảm thấy nặng nề đôi chút do hormone progesterone gây ra, khiến giữ nước. Các hormone này cũng ảnh hưởng đến ngực của bạn, làm ngực mềm hơn và núm vú thì căng lên, đặc biệt trong thời tiết giá lạnh.
Bạn cũng thấy rõ những thay đổi ở núm vú như xuất hiện các quầng vú ở xung quanh núm vú. Không nên giảm lượng nước uống, thậm chí phải duy trì uống nhiều nước, việc uống ít nước và đi tiểu ít có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
Cảm thấy chóng mặt?
Mang thai nghĩa là các kích thích tố làm giảm huyết áp của bạn, khiến bạn luôn thấy chóng mặt. Mỗi khi bị hiện tượng này, hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống và cố gắng không đứng trong một khoảng thời gian quá dài.
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, hãy nằm xuống sao cho đầu đặt thấp hơn so với vị trí trái tim, tức là nằm trên một mặt phẳng, để nhanh chóng lấy lại cân bằng.
Lời khuyên hữu ích
Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp.
Hoạt động cộng đồng
Đã đến lúc công bố với mọi người rằng bạn có bầu? Vâng, và hãy tham gia vào nhóm các bà mẹ cũng đang ở cùng giai đoạn như bạn để chia sẻ kinh nghiệm.
Những việc cần lưu tâm
Bạn có thể làm việc trong suốt giai đoạn bầu bí? Hãy tìm hiểu về độ an toàn của công việc bạn đang làm, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên tiếp xúc tới tia X, hóa chất hay các công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn.
Bạn có cần phải uống các vitamin bổ sung trong giai đoạn thai kỳ?
Sự xóc nảy hay chạy nhảy có an toàn với bạn trong suốt quá trình mang thai?
Bạn cảm thấy hơi nhức đầu? Hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn hoa mày chóng mặt và choáng ngất.
Những lo lắng thường gặp Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này.
Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả.
Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này.
Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn... Không có cách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau.
Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu chu kì kinh của bạn trễ hoặc bất thường, bạn nên dùng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả là dương tính thì bạn hãy lên lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám cho bạn cho đến khi thai đạt độ tuổi 8 đến 12 tuần. Nếu kết quả âm tính mà chu kì của bạn vẫn trễ, hãy đợi một tuần nữa trước khi thử lại.
Sau khi mất kinh, một số phụ nữ phải mất từ 2 đến 3 tuần mới phát hiện được hóc môn thai nghén trong cơ thể. Bạn cũng cần tìm một bác sĩ phụ sản và quyết định sẽ sinh con ở đâu. Nhiều bác sĩ phụ sản và nữ hộ sinh sẽ cho phép bạn sắp xếp cuộc hẹn để gặp và tham khảo ý kiến của họ trước khi bạn chọn bác sĩ riêng của mình. Xin xem thêm chi tiết về cách chọn bác sĩ phụ sản ở phần thông tin lựa chọn sinh con của chúng tôi.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Nếu bạn chưa bắt đầu chế độ tập luyện hãy hỏi chỉ dẫn từ bác sĩ phụ sản của bạn. Kể cả khi bạn đã luyện tập thường xuyên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các bài tập luyện suốt thai kì. Hãy xem thông tin của chúng tôi về những hướng dẫn tập luyện trong thời gian này, hiệu quả của việc tập luyện, những bài tập tốt nhất và những dấu hiệu cảnh báo trong tập luyện.
Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng trong suốt thai kì. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi trước khi uống các loại có kê đơn hay mua trực tiếp từ nhà thuốc. Bạn nên uống vitamin dành cho phụ nữ có thai chứa ít nhất 0.4mg axít folic. Loại vitamin này thường chứa từ 0.8 đến 1mg axít folic và cũng có làm lượng sắt cao. Cả hai loại đều quan trọng cho cơ thể mẹ và con.
Bạn có thể sẽ tự hỏi là cần phải đạt cân nặng bao nhiêu. Trường Đại học Phụ sản và Bệnh sản của Mỹ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tăng thêm từ khoảng 11 đến 16kg. Đây là mức bình thường trong suốt thai kì. Những phụ nữ thiếu cân nên đạt thêm khoảng 15kg trong khi những người thừa cân cần tăng thêm khoảng 8kg.
Dành cho ba của bé
Nên tiếp tục bày tỏ những lo lắng và hồi hộp của bạn về việc vợ thai nghén. Hãy chia sẻ tin mình sắp làm cha mẹ với gia đình và bè bạn. Một số cặp vợ chồng thích thông báo tin vui ngay lập tức, trong khi số khác thích đợi cho đến khi họ có kết quả chắc chắn từ lần khám thai đầu tiên. Hãy thảo luận xem nên báo tin vui bây giờ hay nên đợi thêm một thời gian nữa.
Cố gắng giúp vợ những việc đơn giản như quét nhà, đổ rác, rửa chén bát dù vợ bạn không yêu cầu!
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)