Bạn lờ mờ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khi những dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện.
Sự phát triển của bé yêu
Vào cuối tuần thứ 6, thai nhi lúc này có kích cỡ bằng 1 hạt đậu nhỏ. Nếu có thể quan sát được, bạn sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn).
Hệ thống tiêu hóa của trẻ đã hình thành. Cho đến lúc này, phôi thai đã được gắn liền với một túi noãn hoàng, cung cấp các chất dinh dưỡng đầu tiên như đường và muối khoáng.
Nhau thai bây giờ giữ vai trò cung cấp cho con bạn tất cả các nhu cầu dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết thông qua lượng máu chuyển tới. Răng chồi nhô ra trong nướu răng và nụ vị giác xuất hiện trên lưỡi. Những tế bào hình thành lên cơ quan sinh dục và sinh sản của em bé cũng nằm ở đây.
Thai nhi tuần thứ 7: Phôi thai đã được gắn liền với một túi noãn hoàng. Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Những thay đổi của người mẹ
Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được, đặc biệt khi bạn chưa hề nói với ai về tình trạng của mình.
Để xoa dịu cảm giác này, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn về mặt cho các bà bầu mới sinh con lần đầu.
Vì cơ thể của bạn giai đoạn này có xu hướng giữ nước nhiều hơn nên nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải căn bệnh táo bón, chính vì vậy, cần phải thường xuyên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là từ nguyên nhân thực thể như sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục. Hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.
Cơ thể của bạn
Mặc dù, giai đoạn này bạn vẫn chưa chú ý được nhiều về thay đổi kích thước bụng cũng như vẻ bề ngoài của mình vì cơ thể hầu như không thay đổi nhiều lắm. Tuy nhiên, ở phía bên trong, có rất nhiều những thay đổi đang diễn ra.
Con trai hay con gái?
Có thể, bạn sẽ phải mất vài tháng nữa mới có thể biết được chính xác mình mang thai con trai hay con gái nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn siêu âm hoặc xét nghiệm để biết giới tính. Tuy nhiên, kết quả phần nhiều phụ thuộc vào thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau khi thụ tinh.
Một số người tin rằng, việc ăn hoặc tránh ăn các loại thực phẩm nhất định có thể là nhân tố quyết định giới tính thai nhi. Thời gian “quan hệ” cũng quan trọng không kém bởi nó dựa vào giả thuyết tinh trùng cái “bơi” nhanh hơn tinh trùng đực.
Vì vậy, nếu bạn “yêu” vào trước thời điểm rụng trứng thì nhiều khả năng bạn sẽ sinh con gái, nhưng nếu “yêu” vào đúng ngày rụng trứng, thì phần nhiều khả năng sẽ là bé trai. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ phải chờ đợi để biết chính xác nhất.
Lời khuyên hữu ích Nếu bạn luôn cảm thấy “mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Những việc cần lưu tâm
Thèm ăn vặt! Hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt luộc, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài.
Chuyển lớp học thể dục phù hợp? Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.
Vì sao các bà bầu hay bị táo bón? Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
Những lo lắng thường gặp
Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho người đang có thai như các chất bảo quản. Tất cả các loại bao bì phồng rộp, có khe hở đều có thể bị nhiễm độc và tuyệt đối tránh mua hay ăn.
Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu vẫn chưa chọn được một bác sĩ hay bà mụ, đây là lúc bạn phải quyết định. Hãy đọc thông tin của chúng tôi về cách chọn người chăm sóc thai kỳ cho bạn và nên làm gì với lần khám đầu tiên trước khi sinh.
Vào lúc này, bạn bước vào thời kỳ 3 tháng đầu và có thể bắt đầu bị buồn nôn vào buổi sáng do lượng hormone trong cơ thể bạn gia tăng. 70% đến 80% phụ nữ có thai đều bị một dạng buồn nôn vào sáng sớm nào đó. Nếu hiện tượng trở nên qúa nghiêm trọng, bạn liên tục ói mửa và không nén lại được, hãy tham khảo bác sĩ về khả năng bị chứng nôn tháo (hyperemesis) trong thời kỳ mang thai.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Đây là một số mẹo vặt có ích giúp bạn vượt qua chứng buồn nôn vào sáng sớm:
* Ăn nhiều bữa nhỏ.
* Ăn bánh xốp soda 15 phút trước khi thức dậy.
* Nghĩ ngơi và ngủ những giấc ngắn nhiều lần trong ngày.
* Hít chanh hoặc gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.
* Ăn khoai tây chiên muối (có tác dụng làm dịu bao tử, giúp bạn ăn được).
* Không bỏ bữa ăn hoặc nằm sau khi ăn.
* Không nấu hay ăn thức ăn cay.
* Uống vitamin B6 (50mg) mỗi ngày.
* Hỏi bác sĩ về việc uống thêm chất bổ sung.
Dành cho ba của bé
Bàn bạc với vợ bạn về các cuộc hẹn khám trước khi sinh mà cô ấy muốn bạn cùng đi. Nhiều cặp vợ chồng thích đi với nhau đến tất cả các buổi khám, trong khi những cặp khác chỉ cùng nhau đến các cuộc khám quan trọng như siêu âm màu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng quên đánh dấu lịch hẹn của bạn.
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)