Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.
Sự phát triển của bé
Tuần này đánh dấu sự phát triển nhiều mặt của thai nhi. Bé đã phát triển bằng một quả quất. Cân nặng của thai nhi giờ chưa được 10g nhưng bé đang lớn lên rất nhanh.
Phần trán của bé phát triển với bộ não nằm ở đỉnh đầu. Trung bình cứ mỗi phút có khoảng 250 nghìn nơ ron thần kinh não được sản xuất.
Các cơ quan chính (thận, ruột, não và gan) bước vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần. Giai đoạn này, ở thai nhi hình thành chân răng và tóc
Các ngón tay, ngón chân đã tách rời nhau ra và những móng tay cũng bắt đầu xuất hiện. Các chi có thể co gập lại và cử động nhẹ nhàng. Và các bộ phận khác mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.
Hình dáng của xương sống có thể thấy rõ qua lớp da trong mờ của thai nhi. Thần kinh cột sống trải dài với mạng lưới dây thần kinh tủy sống.
Kiểm tra máu: ở tuần thứ 10 này bác sỹ thường cho bạn thử máu để biết bạn có miễn dịch với các bệnh thủy đậu, sởi, quai bị và rubella hay không.
Thai nhi tuần thứ 10: Em bé của bạn lần đầu tiên ngáp dài trong bụng mẹ.. Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của người mẹ
Trông bên ngoài thì bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu nhưng cảm giác ốm nghén, mệt mỏi đã rất rõ. Những cảm giác này không nhất thiết vào buổi sáng mà có thể vào bất kỳ lúc nào trong ngày vì thế hãy chiều chuộng bản thân nhiều hơn.
Các hormon thai nghén sẽ thông báo sự hiện diện của mình theo nhiều cách khác nhau. Nhiều chị em cảm thấy đau đầu và các vấn đề liên quan đến lưng như đau dây thần kinh tọa... hay mắc bệnh nấm âm đạo. Bất cứ khi nào bạn thấy có dấu hiệu của các bệnh này, hãy nghĩ tới những cách điều trị tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.
Vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm bạn toát mồ hôi sau tập.
Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.
Đây cũng là thời điểm nên bắt đầu nghĩ tới những thứ sẽ tạo cho bạn thói quen tốt.
Nhau thai của bạn
Vào khoảng thời gian này, nhau thai của bạn nhận nhiệm vụ chuyển hóa, cung cấp thức ăn và oxy trong khi thể vàng co lại. Nhau thai là huyết mạch nuôi dưỡng em bé khi mang thai và là mối liên kết duy nhất giữa bạn và con.
Nhau thai tiết ra kích thích tố giúp duy trì thai nhi và ngăn chặn kinh nguyệt xuất hiện, nó cung cấp cho em bé của bạn đầy đủ lượng thức ăn và oxy, loại bỏ các chất thải. Nhau thai trở thành một bức tường ngăn cản các bệnh nhiễm trùng, mặc dù không thể ngăn lại các virut như Rubella (Sởi) hay độc tố như rượu và nicotine.
Nhau thai cũng hình thành nước ối và rào cản giữa máu của bạn và máu của em bé.
Lời khuyên hữu ích Mang bầu cũng đồng nghĩ với tăng cân. Để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho sự phát triển thai nhi, bạn nên hạn chế những loại sữa béo, nguyên kem nếu cân nặng bạn đã tương đối tốt trước khi sinh. Hoạt động cộng đồng Hãy trò chuyện với tất cả các bà mẹ. Hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thú vị khi thấy rằng tất cả những biểu hiện của mình đều rất điển hình và phổ biến ở các bà bầu. Những điều cần lưu tâm
Siêu âm phát hiện hội chứng Down có thể thực hiện ở giai đoạn này.
Luôn tăng cường rau quả trong chế độ dinh dưỡng, ngay cả khi bạn không hứng thú lắm!
Chảy máu hay đau bụng có thể là những dấu hiệu đe dọa sẩy thai.
Những lo lắng thường gặp
Một băn khoăn thường gặp của các bà bầu là khi ăn uống cân bằng, đủ chất (bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm) thì có cần phải uống thêm vitamin bổ sung?
Vitamin bổ sung không thể thay thế cho chế độ din
Nếu bạn vẫn mặc vừa những quần áo thời điểm trước khi có bầu thì cũng đừng ngạc nhiên, bụng bầu của bạn mới ở giai đoạn đầu mà và nó sẽ thay đổi rất nhanh. Hãy mặc trang phục thật thoải mái.
Nên mặc đồ cotton cho những tháng mùa hè nóng bỏng. Tuyệt đối không mặc các chất có pha polyester, không chỉ gây bí mà còn có thể gây mẩn ngứa.
Khi đi sắm quần áo, hãy chọn các trang phục dành cho các bà bầu với cạp quần có thể điều chỉnh được.
Có thể thoải mái đi giày miễn là gót thấp hoặc phẳng.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Lần đi khám thứ hai trước khi sinh của bạn diễn ra từ tuần 12 đến 16. Trong lần khám này bác sĩ của bạn có thể thực hiện siêu âm cho phép bạn trông thấy con bạn lần đầu tiên. Một số phụ nữ muốn giữ lại hình siêu âm làm kỷ niệm. Trước khi siêu âm, nên thảo luận với bác sĩ về các điều kiện đảm bảo an toàn. Bác sĩ của bạn có thể dùng một máy siêu âm Doppler để phát hiện nhịp tim của thai nhi. Bác sĩ cũng có thể thảo luận chuyện "thai đạp" với bạn. Đây là cử động đầu tiên của bào thai mà người mẹ cảm nhận được. Bạn có thể sớm cảm thấy thai đạp ngay từ tuần thai 13 đến 16.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Dù có thai nhưng bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giữ cho thân hình cân đối. Dù trước khi mang thai có tích cực luyện tập hay không, bạn cũng cần tham vấn bác sĩ xem loại hoạt động nào là thích hợp nhất cho bạn. Nhiều bác sĩ đề nghị đi bộ và bơi lội vì những hoạt động tập luyện này ít gây ảnh hưởng và có thể áp dụng trong suốt thời kỳ mang thai.
6. Dành cho ba của bé
Phụ nữ mang thai được khuyến khích tập luyện thường xuyên. Hãy trò chuyện với vợ bạn xem có những hoạt động nào cả hai bạn có thể cùng thực hiện, ví dụ như:
• Đi bộ
• Bơi
• Quần vợt
• Chơi gôn
Điều quan trọng là bạn dành thời gian tập luyện cùng nhau
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)