Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.
Sự phát triển của bé
Tuần thứ 11 là khởi điểm của sự phát triển vượt bậc của thai nhi. Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi trong vòng có 3 tuần. Từ giai đoạn này đến tuần 20, từ chiều dài 44 – 60 milimét, cân nặng 8 gram thai nhi sẽ phát triển chiều dài đến 16 cm và cân nặng đến 300 gram. Hiện tại, bé có kích cỡ tương đương một quả mận.
Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân. Bé có thể xòe và nắm tay. Tuy nhiên, những cử động của thai nhi lúc này rất nhẹ nhàng và bạn khó có thể nhận ra được.
Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.
Đầu có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình còn trán thì phình to, nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần “hạ xuống”, giống như mọi người.
Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó. Bác sĩ có thể nhận biết được giới tính của con bạn bằng siêu âm.
Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng này, các mạch máu trong rau thai cũng phát triển mạnh mẽ về kích thước và số lượng nhằm cung cấp đủ lượng máu và dinh dưỡng cho thai nhi.
Nếu được nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.
Thai nhi tuần thứ 11: Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân - Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của mẹ
Bạn đang dần kết thúc giai đoạn đầu tiên của thai kỳ và tử cung của bạn lúc này có kích thước của một quả dưa vàng lưới loại nhỏ, tương đương với kích thước vùng xương chậu.
Bạn đã có thể cảm thấy tử cung “chồi” ra ở phía trên của xương mu. Mặc dù chưa cần phải mặc ngay các quần áo rộng rãi như trong một vài tuần tới, nhưng cũng đừng để vòng bụng bị bó chặt.
Nếu muốn giảm dần lượng cafein, hãy thay thế các loại đồ uống chứa cafein mà bạn hâm mộ trước đó bằng trà thảo dược phù hợp với các bà bầu.
Cố gắng uống 8 cốc nước/ngày nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm.
Nếu giấc ngủ của bạn không trọn vẹn vì một lý do nào đó, hãy thử áp tập nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những giấc mơ kỳ lạ cũng thường rất phổ biến trong thời kỳ bầu bí và cũng là nguyên nhân khiến bạn thức giấc nửa đêm.
Điều gì đang diễn ra trong tử cung của bạn?
Tử cung của bạn đang bắt đầu tăng kích thước khoang bụng và bác sỹ của bạn có thể nhận thấy rõ tử cung trên vành xương chậu của bạn khi siêu âm. Khi em bé của bạn lớn dần lên, tử cung không còn giữ được vị trí như bình thường mà sẽ trở thành thẳng đứng, có thể hơi nghiêng về phía bên phải.
Đau lưng
Mang thai một em bé ở trong bụng là một công việc khó khăn, mệt mỏi nên bạn sẽ có thể cảm nhận được những cơn đau lưng của mình. Các dây chằng của bạn được làm mềm ra do ảnh hưởng của hormone và nó dễ dàng co giãn để phù hợp với kích thước tăng dần của em bé. Hãy tránh hết sức mang vác các vật nặng. Nếu muốn lấy một vật nào đó, cần nhất là không được cúi thấp, uốn gập lưng mà hãy trùng gối xuống, lấy vật ở dưới thấp rồi từ từ đứng lên.
Chứng táo bón?
Việc bị táo bón khi mang thai là một triệu chứng hết sức bình thường. Bởi vì cơ thể bạn cần giữ nhiều nước hơn trước, lượng nước thoát ra ngoài ít nên cần bổ sung nước đầy đủ và thường xuyên. Ngoài ra, các kích thích tố làm co giãn ruột, làm ruột hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, bạn cần ăn nhiều trái cây và rau quả, uống nhiều nước, đặc biệt là buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Lời khuyên hữu ích Nếu chứng ốm nghén của bạn thường xảy ra vào xung quanh bữa ăn tối khiến bạn bị đói do không thể ăn gì thì hãy ăn thật nhiều vào buổi sáng để bù đắp lại nhé. Những điều cần lưu tâm
Lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp như: dưỡng da, làm móng tay, làm tóc...
Bạn sinh mổ hay sinh thường trong lần sinh trước và lựa chọn của bạn lần này.
Nếu bạn thấy nước bọt tăng tiết nhiều hơn thì cũng đừng vội lo lắng, nó sẽ nhanh chóng biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ thôi. Thực ra chưa ai biết chính xác nguyên nhân nhưng chắc chẳn rằng nó hoàn toàn vô hại. Bạn có thể dùng bạc hà hay đánh răng với kem chứa bạc hà để làm giảm tình trạng này.
Kiểm tra máu: ở tuần thứ 10 này bác sỹ thường cho bạn thử máu để biết bạn có miễn dịch với các bệnh thủy đậu, sởi, quai bị và rubella hay không.
Những lo lắng phổ biến Bạn bắt đầu gặp các vấn đề về răng miệng và không biết có thể điều trị không; nếu điều trị được thì dùng phương pháp nào an toàn?
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thật khó để “lờ” vấn đề này đi nếu bạn cảm thấy người ốm mệt. Tuy nhiên, hãy gắng chịu đựng cho tới khi thai được 12 tuần tuổi, khi đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Bởi các bác sĩ sẽ không thể giúp gì được bạn ngoài lời khuyên: “Hãy đợi cho tới khi sinh bé xong rồi đến đây!”
Thủ phạm chính là các hormon thai kỳ tác động tới sức khỏe của nướu lợi. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng.
Hãy thường xuyên đánh răng và hỏi nha sĩ cách vệ sinh răng tốt nhất, loại bàn chải và kem đánh răng nên dùng.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn đã và hiện vẫn còn đang bị “hành” bởi chứng nôn mửa buổi sáng suốt mấy tuần đầu thai kì thì bạn thật sự đang bị sút cân chứ chẳng tăng thêm được chút nào. Đừng quá lo lắng. Hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 đến 2 kg ( từ 3 đến 4 pound) trong 3 tháng đầu thai kì. Trường Đại Học Phụ sản và Bệnh sản Mỹ (ACOG) khuyến cáo cần đạt khoảng 12 đến 16 kg (từ 25 đến 35 pound ) trong suốt thai kì. Hãy tìm thêm thông tin về cân nặng để biết bạn cần tăng thêm bao nhiêu cân.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Hầu hết phụ nữ mang thai có nhiều thắc mắc về việc đi lại trong suối kì thai. Nói chung việc đi lại là an toàn suốt thời kì mang thai miễn là thai không có những chuyển biến phức tạp hoặc không có mối e ngại nào. Thời gian lý tưởng để đi lại là trong quí 2 (3 tháng giữa). Bởi vì phần nhiều bạn đã bị ốm nghén trong ba tháng đầu, nên ba tháng giữa là thời điểm thích hợp nhất để vận động đi lại trước khi sang quí thứ ba – lúc thai to làm di chuyển nặng nề, khó khăn.
6. Dành cho ba của bé
Dành thời gian một cách đều đặn cùng vợ đọc sách nói về việc mang thai. Điều này cho cô ấy thấy là bạn cũng quan tâm đến việc thai nghén của vợ. Nó cũng tạo cơ hội cho cả hai chia sẻ những lo lắng và cảm giác trông đợi hồi hộp cùng nhau.
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)