Tên gốc: Zolmitriptan
Biệt dượcZOMIG
Nhóm thuốc và cơ chế: Zolmitriptan là thuốc điều trị đau nửa đầu (migrain). Đau nửa đầu bị coi là do giãn mạch trong não. Zolmitriptan gây co thắt mạch máu và do đó làm giảm đau nửa đầu. Trong khi zolmitriptan rất hiệu quả trong việc làm giảm đau nửa đầu, thì thuốc lại không ngăn ngừa hoặc làm giảm được số cơn đau nếu dùng dự phòng. Cơ chế tác dụng và hiệu quả của thuốc tương tự sumatriptan (IMITREX). Zolmitriptan được FDA cấp phép tháng 11/1997
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén 2,5mg (màu vàng); 5mg (màu hồng)
Bảo quản: nên bảo quản Zolmitriptan ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và ánh sáng. Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em.
Chỉ định: Zolmitriptan được dùng để làm giảm đau nửa đầu, kèm theo đó là chứng buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Không nên dùng thuốc để điều trị những dạng đau đầu khác không phải đau nửa đầu.
Cách dùng: có thể uồng zolmitriptan cùng hoặc không cùng đồ ăn.
Tương tác thuốc: các chất ức chế monoamin oxidase, như isocarboxazid (MARPLAN), phenelzin (NARDIL), tranylcypromin (PARNATE) và procarbazin (MATULANE) có thể làm tăng tác dụng của zolmitriptan
Zolmitriptan trực tiếp kích thích các thụ thể serotonin trên dây thần kinh. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) được dùng điều trị trầm cảm, như fluoxetin (PROZAC), paroxetin (PAXIL) và sertralin (ZOLOFT) làm tăng tác dụng của serotonin do ngăn ngừa tái hấp thu của dây thần kinh. Do đó, phối hợp zolmitriptan và SSRI có thể làm tăng tác dụng của serotonin gây yếu, tăng phản xạ và mất điều hòa.
Các chất nhóm cựa lúa mạch (ergot) như dihydroergotamin (DHE) và ergotamin tartrat (CAFERGOT) thường dùng để điều trị đau nửa đầu có thể gây co thắt mạch máu. Phối hợp ergot và zolmitriptan có thể gây co thắt mạch máu quá mức. Do đó, không dùng zolmitriptan và ergot cách nhau chưa quá 24 giờ.
Cimetidin (TAGAMET) có thể làm tăng gấp đôi nồng độ zolmitriptan trong máu do cản trở bài xuất thuốc. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc zolmitriptan.
Đối với phụ nữ có thai:chưa xác định được độ an toàn ở phụ nữ có thai.
Đối với bà mẹ cho con bú: chưa xác định được độ an toàn ở bà mẹ cho con bú
Tác dụng phụ: nói chung thoáng qua. Một số tác dụng phụ bao gồm đau hoặc tức ngực hoặc họng, cảm giác kiến bò, bốc hỏa, yếu, chóng mặt, khó chịu ở bụng và ra mồ hôi. Phản ừng dị ứng (thậm chí sốc) rất hiếm gặp và thường xảy ra ở người rất mẫn cảm với nhiều chất.
(Theo cimsi)