Bà bầu ăn các gia vị tính nóng như bột ngũ vị hương, ớt, hạt tiêu…dễ làm mất nước trong đường ruột, gây táo bón.
->> Chuyên đề quan tâm:Sự phát triển của thai nhi
Tránh thực phẩm dễ gây thai lưu
Hạt bo bo: Đây là một loại thực phẩm thuốc, gây kích thích các cơ trơn ở tử cung, khiến tử cung co bóp, làm tăng khả năng bị lưu thai.
Rau sam: Đây cũng là loại thực phẩm thuốc, tính hàn mát. Thực nghiệm đã chứng minh nước ép rau sam có tác dụng kích thích tử cung rõ rệt, khiến mức độ co bóp của tử cung tăng lên, dễ gây lưu thai.
Hạn chế thực phẩm có hại cho thai nhi
Thực phẩm đóng hộp: Các loại thực phẩm đóng hộp trong quá trình sản xuất có thêm một số chất phụ gia nhất định như chất tạo màu, tạo hương vị, chất bảo quản…. Dù lượng các chất trên không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người nhưng bà bầu ăn quá nhiều sẽ không có lợi.
Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm đóng hộp không cao, thông qua xử lý ở nhiệt độ cao, vitamin và các thành phần dưỡng chất khác cũng đã bị phá huỷ phần nào.
Rau chân vịt: Chúng ta vẫn nghĩ rằng rau chân vịt có hàm lượng sắt phong phú, có tác dụng bổ huyết, nên dùng làm loại rau chống thiếu máu cho bà bầu. Thực tế, hàm lượng sắt trong rau chân vịt không nhiều mà hàm lượng axit oxalic lại cao. Axit oxalic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ can-xi và kẽm vốn đã rất ít trong cơ thể bà bầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Sôcôla: Ăn nhiều sôcôla dễ khiến bà bầu có cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Kết quả là cơ thể phát phì, nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.
Gia vị tính nóng: Bà bầu ăn các gia vị tính nóng như bột ngũ vị hương, ớt, hạt tiêu…dễ làm tiêu hao các phần tử nước trong đường ruột, gây táo bón.
Mì chính: Thành phần chính của mì chính là MSG, sẽ tác dụng với chất kẽm trong máu, rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ăn nhiều mì chính làm tiêu hao lượng lớn kẽm trong cơ thể, khiến bà bầu bị thiếu kẽm. Mà kẽm lại là chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi.
Các loại rau dưa muối: Chất N-nitrosamine trong đó có thể khiến thai nhi bị biến dạng.
Trà đặc: Một bác sỹ của Anh đã phát hiện ra trong lá trà có không ít fluoride. Hàm lượng fluoride trong 1 ly trà đặc có thể đạt tới 1,25mg. Nếu cho chuột mẹ ăn, các chuột con khi sinh ra sẽ bị biến dạng xương. Tính nguy hại của fluoride đối với thai nhi tuy chưa được khẳng định, nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh xa trà đặc.
Bà bầu uống trà đặc không chỉ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi. Mà trong trà đặc còn có cafein, khiến nhịp tim của người mẹ tăng nhanh, đồng thời gia tăng số lần tiểu tiện, làm tăng gánh nặng cho tim và thận, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
Cà phê và các loại thức uống như côca: Thành phần chủ yếu của cà phê và côca là các chất alkaloid như cafein và clonidine hydrochloride…
Thai nhi rất mẫn cảm với chất cafein. Thực nghiệm đã chứng minh, chuột con của chuột mẹ bị tiêm chất cafein có biểu hiện dị tật bẩm sinh như không mắt, rạn cột sống, xương dị dạng, nhỏ hơn bình thường, tứ chi kỳ quái…
Rượu: Nghiên cứu đã chứng minh, bà bầu uống rượu sẽ khiến thai nhi bị dị tật hoặc ảnh hưởng đến trí não.
Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành quan sát với 127 đứa trẻ được các phụ nữ nghiện rượu sinh ra, phát hiện những đứa trẻ đều có khiếm khuyết như: mắt một mí, dù có hai mí cũng không rõ rệt, mũi tẹt, cằm ngắn, khuôn mặt nhỏ, hẹp…Những đứa trẻ bị trúng độc rượu trong bụng mẹ khiến khuôn mặt phát triển không toàn diện này chiếm 1/3 số lượng khảo sát.
Nguy hiểm hơn cả là tác hại của cồn đối với trí não và tim. Bà mẹ uống rượu sẽ khiến đứa con sinh ra bị bệnh tim mạch chiếm tới 30%. Nhiều quốc gia đã tiến hành thực nghiệm với các trẻ em bị trúng độc rượu trong bụng mẹ, phát hiện chỉ số IQ của các em này thấp hơn hẳn bình thường, đa số có biểu hiện đần độn, hoặc phản ứng chậm.
(Theo Phạm Thúy // Dân trí // people)